Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie)

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được … Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao… Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn. YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não. Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) BỆNH HỌC THỰC HÀNH TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie) Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuấthiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nóiđược … Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao… Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiềuhơn. YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não. Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúngta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứchi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoaytrở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại…”. Thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn 42) viết: “ Phong trúng vào du huyệt củangũ tạng lục phủ, truyền nhập vào bên trong, cũng là phong của tạng phủ, tấtcả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu, thiên về một chỗ gọi là thiênphong”. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ nhận định rằng do lạc mạch bên trong bịtrống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹlà sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh, lạc, tạng hoặc phủ để phân biệttrạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường, thế kỷ thứ 5-6 các sách ThiênKim Phương, Ngoại Đài Bí Yếu, Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứngTrúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đờiKim Nguyên (thế kỷ 12-13) Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh, Lý ĐôngViên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp.Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng vàLoại Trúng. Đời nhà Minh (thế kỷ 16-17), Trương Cảnh Nhạc cho rằngkhông phải do phong, mà do ‘nội thương tích tổn’. Lý Sỹ Tài lại chia Trúngphong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh (thế kỷ 17-18), Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên.Trương Bá Long, Trương Sơn Lôi, Trương Tích Thuần lại cho rằng do âmdương không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, trực trúng phạm vào não gâynên. Trúng phong thường gây nên tai biến chính là: Mạch máu não bị ngăntrở hoặc xuất huyết não sẽ làm cho não tủy bị tổn thương. Thường thấy cónhững biểu hiện sau: . Hôn Mê: thường thấy ngay từ đầu. Nếu nhẹ thì tinh thần hoảng hốt,mê muội, thích khạc nhổ hoặc ngủ mê man. Nếu nặng thì hôn mê, bất tỉnh.Có bệnh nhân lúc đầu còn tỉnh táo, vài ngày sau mới hôn mê. Đa số bệnhnhân khi hôn mê kèm nói sảng, vật vã không yên. . Liệt Nửa Người: Nhẹ thì cảm thấy tay chân tê, mất cảm giác, taychân không có sức. Nặng thì hoàn toàn liệt. Thường chỉ liệt một bên và đốixứng với bên não bị tổn thương. Đa số liệt dạng mềm, chỉ có một số ít liệtdạng cứng, co rút. Thường lúc đầu bị liệt dạng mềm rũ, tay chân không cósức, nhưng một thời gian sau, lại bị co cứng, các ngón tay, chân không coduỗi được. . Miệng Méo, Lưỡi Lệch: thường gặp ở giai đoạn đầu kèm chảy nướcmiếng, ăn uống thường bị rớt ra ngoài, khó nuốt. . Nói Khó Hoặc Không Nói Được: Nhẹ thì nói khó, nói ngọng, ngườibệnh cảm thấy lưỡi của mình như bị cứng. Nếu nặng, gọi là trúng phong bấtngữ, không nói được. Thường một thời gian sau chứng khó nói sẽ bình phụcdần. Nguyên Nhân Tuy nhiều tác giả chủ trương khác nhau nhưng chủ yếu là do bêntrong bị tổn thương, lạc mạch trống rỗng nên phong tà bên ngoài dễ xâmnhập vào, kèm Can Thận suy yếu nên dễ sinh ra nội phong. Thường thấy một số nguyên nhân sau: + Ngoại Phong: Thuyết này bắt đầu từ thiên ‘Phong Luận’ (Tố Vấn45) khi cho rằng chứng thiên khô (liệt nửa người) là do chính khí hư, tà khílưu lại. Thiên ‘Trúng Phong Lịch Tiết’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: «Mạchthốn khẩu Phù mà Khẩn, Khẩn thuộc hàn, Phù thuộc hư, hàn và hư cùngchạm nhau là tà ở ngoài bì phu. Mạch Phù là huyết hư, lạc mạch bị trốngrỗng, tà khí lưu lại hoặc ở bên trái hoặc bên phải, mà tà khí lại hoãn, chínhkhí thì cấp, vì vậy chính khí dẫn tà khí vào thành ra chứng oa tà, bất toại».Điều này cho thấy do mạch lạc trống rỗng, phong tà bắt đầu từ phần biểuvào phần lý gây nên chứng oa tà, bất toại. Trường hợp này tuy có phần nàodo bên trong hư yếu nhưng cần chú trọng đến ngoại phong. + Hỏa Thịnh: Do Lưu Hà Gian đề xướng. Ông cho rằng trúng phongvốn do hỏa của Tâm quá thịnh, thận thủy suy yếu. Thận hư không ức chếđược hỏa gây nên âm hư dương thịnh, hư hỏa bốc lên trên che lấp tâm thầnkhiến cho người bệnh ngã lăn ra bất tỉnh. Trương Bá Long lại cho rằng dohỏa của Tâm và Can quá thịnh làm cho khí huyết bốc lên gây ra chứng ‘thốttrúng’. + Nội Phong: Diệp Thiên Sỹ cho rằng trúng phong là do dương khítrong cơ thể biến động vì Can là tạng thuộc phong, nếu tinh huyết suy kém,thủy không nuôi được mộc, mộc không tươi tốt, cho nên phần dương củacan thịnh, khiến cho nội phong ...

Tài liệu được xem nhiều: