Danh mục

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấn thương đầu. Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi. Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màng nhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát. Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ. Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứng gáy (dấu hiệu Kernig) và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN BỆNH HỌC THỰC HÀNH XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN Là sự xuất huyết đột ngột ở màng nhện. Thường là hậu quả của chấnthương đầu. Tuổi nào cũng có thể bị nhưng thường xẩy ra khoảng 25-50 tuổi.Trước khi bị đứt hầu hết các tế bào hình sao đều phình trướng. Khi màngnhện bị đứt, thường kèm theo đau đầu dữ dội kèm theo ngất trong chốc lát.Đau đầu nhiều có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, truỵ mạch, hơi thở nhỏ.Có thể kèm co giật. Trong vòng 24 giờ sau khi xuất huyết, thường bị cứnggáy (dấu hiệu Kernig) và dấu hiệu Babinski dương tính. Sau khi não xuấthuyết, có thể sẽ bị hôn mê, vì vậy có khoảng 25% sẽ bị liệt nửa người. Tỉ lệtử vong ở xuất huyết lần đầu là 35% và khoảng 15% chết sau khi xuất huyếtkhoảng 1 tuần.. Đông y xếp vào loại Chân Đầu Thống. Nếu kèm chóng mặt thuộc loạiHuyễn Vựng. Kèm nôn mửa thuộc loại Ẩu Thổ. Kèm hôn mê thuộc loạiQuyết Chứng. Liệt nửa người thuộc loại Bán Thân Bất Toại, Trúng Phong. Nguyên Nhân Thường do thất tình, nội thương và dinh dưỡng suy kém. Chủ yếu doCan khí uất kết, khiến cho Tỳ mất chức năng vận hoá, thống huyết. Can uấtlâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can dương bốc lên, huyết theo khí đưa lên trênlàm tổn thương các thanh khiếu, gây nên nhức đầu. Nếu Can khí hoànhnghịch khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ sẽ mất chức năng vận hoá, thấp trọc nhân cơ hộiđó đình trệ lại, lâu ngày sẽ hoá thành hoả. Can hoả hợp với đờm bốc lên gâyra bệnh. Cũng có thể do ăn uống thất thường làm tổn thương Tỳ Vị, đờmthấp bên trong sẽ đình trệ, hoá thành hoả đưa lên thanh khiếu gây nên bệnh.Nếu Can khí uất kết lâu ngày sẽ làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên bệnh. Triệu Chứng + Đờm Nhiệt Thượng Nhiễu: Đau đầu nhiều, nôn mửa, miệng khônhưng không thích uống, miệng nhạt, bụng đầy trướng, hồi hộp, mất ngủ,nhiều ngày không đi tiêu được, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt,Huyền, Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, trừ đờm, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bàiHoàng Liên Ôn Đởm Thang gia giảm: Phục linh 12g, Hoàng liên, Trúc nhự,Bán hạ, Trần bì, Đởm nam tinh, Chỉ thực, Xa tiền tử, Đại hoàng, Toàn yết,Ngô công, Thương truật đều 9g. (Đởm nam tinh, Phục linh, Trúc nhự, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Xatiền tử thanh nhiệt, hoá đờm; Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự chỉ ẩu; Hoàng liênthanh nhiệt ở Tâm, Can, Đởm và Vị; Phục linh, Thương truật, Xa tiền tử trừthấp trọc; Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Toàn yết, Ngô công thông kinh lạc,chỉ thống). Không có táo bón, giảm hoặc bỏ Đại hoàng. Có dấu hiệu huyết ứ thêmĐào nhân, Hồng hoa, Xích thược đều 9g. Châm Cứu: Phong long, Nội đình, Trung quản, A thị huyệt bên đau,Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh. (Phong long, Nội đình, Trung quản thanh nhiệt, hoá đờm, chỉ ẩu; A thịhuyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinhthông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thể châm ra máu các huyệt A thị.Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh, còn nếu xuất huyết nhiều,chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng có thể vừa dùng A thị huyệt vừadùng huyệt trên mạch Đốc). Miệng nhạt, kém ăn, bụng trướng thay Trung quản bằng Nội quan vàCông tôn. Đầu đau không chịu nổi thê m Trung chử, Ngoại quan. Mệt mỏithêm Túc tam lý. + Huyết Ứ Trở Kinh Lạc: Đầu đau lâu ngày trị không khỏi, đau cốđịnh một chỗ. Có cảm giác căng trướng, dễ tức giận, hông sườn đau tức, cóthể có tiền sử bị chấn thương đầu, lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết, mạc hHuyền, Sáp. Điều trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống. D ùng bàiThông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm: Ngưu tất, Đương quy đều 15g,Địa long 12g, Xuyên khung, Đoà nhân, Xích thược, Sinh địa, Khương hoạtđều 9g, Đại hoàng (chưng rượu) 6g, Thông bạch 2 cọng. (Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Xích thược, Sinh địa, Đương quy,Đại hoàng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Địa long thông kinh hoạt lạc, chỉthống; Khương hoạt dẫn thuốc lên phần trên cơ thể, trị đau đầu; Sinh địadưỡng huyết, chỉ huyết; Thông bạch thông dương, thông kinh lạc). Căng thẳng, dễ tức giận, hông s ườn đau thêm Sài hồ, Bạch thược, Uấtkim. Nôn mửa thêm Bán hạ, Trần bì, Trúc nhự đều 9g. Đau đầu nhiều, thêmNhũ phương, Một dược đều 6g. Châm Cứu: Thái xung, Hợp cốc, A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậuđỉnh, Tứ thần thông, Tiền đỉnh, Thượng tinh. (Thái xung, Hợp cốc hành khí, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống; Tháixung sơ Can, giải uất; A thị huyệt bên đau, Não hộ, Hậu đỉnh, Tứ thầnthông, Tiền đỉnh, Thượng tinh thông kinh lạc, giảm đau ở đầu. Cũng có thểchâm ra máu các huyệt A thị. Nếu xuất huyết ít, chọn A thị huyệt vùng bệnh,còn nếu xuất huyết nhiều, chọn huyệt vùng bệnh trên mạch Đốc. Cũng cóthể vừa dùng A thị huyệt vừa dùng huyệt trên mạch Đốc). Huyết ứ kèm đau đầu nhiều, thêm Tam âm giao, Trung chử. Nôn mửathêm Nội quan, Trung quản. Căng thẳng nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: