Danh mục

Bệnh loét đường tiêu hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.46 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loét đường tiêu hóa là gì? Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thực quản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịch tiêu hóa có tính acid do tế bào dạ dày tiết ra. Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, hàng triệu người Mỹ bị bệnh này mỗi năm. Chi phí y...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh loét đường tiêu hóa Bệnh loét đường tiêu hóa Loét đường tiêu hóa là gì? Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạdày, tá tràng hoặc thực quản. Tùy vị trí mà ta có loét dạ dày, loét tá tràng và loét thựcquản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịchtiêu hóa có tính acid do tế bào dạ dày tiết ra. Loét đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, hàng triệu người Mỹ bị bệnhnày mỗi năm. Chi phí y tế trong điều trị loét đường tiêu hóa và các biến chứng của nótốn hàng triệu USD/năm. Các tiến bộ y học gần đây đã giải thích được nhiều về cơ chếhình thành của ổ loét. Ðiều này đã mở ra nhiều chọn lựa trong việc điều trị căn bệnhnày. Các nguyên nhân của loét đường tiêu hóa Nhiều năm trước đây, người ta tin rằng sự tiết acid quá mức là nguyên nhânchính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngănchặn sự tiết acid của dạ dày. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầucủa bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylorimặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành ổ loét. Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét đó là việc sử dụng thường xuyêncác loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) nhưaspirin. Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điềutrị. Vi khuẩn H. pylori rất thường gặp, gây bệnh cho hơn 1 tỉ dân số thế giới. Quátrình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và 10% đến 15% số người nhiễm sẽdẫn đến loét. H. pylori được tìm thấy trên 80% bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng.Mặc dù cơ chế gây bệnh của H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, sự loại bỏ vi khuẩn nàybằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét táiphát. NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tổn viêmnhiễm khác trong cơ thể. Aspirin, ibuprofen (Motrin), naproxen (Naprosyn) vàetodolac (Lodine) là một số thuốc thuộc loại này. Prostaglandin là các chất đóng vaitrò quan trọng trong việc giúp niêm mạc ruột chống lại sự làm mòn của acid. NSAIDsgây loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày. Hút thuốc không chỉ gây loét mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng của loétnhư xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày đồng thời cũng là nguyên nhân hàngđầu gây thất bại trong điều trị. Trái với quan niệm thông thường, rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caffeinechưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, không có bằng xácthực nào cho thấy các stress trong cuộc sống và týp người nào dễ bị các bệnh loét. Triệu chứng của loét ? Triệu chứng của loét rất đa dạng. Nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu vàkhó chịu. Một số người cảm thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau (do đói) 1 đến 3giờ sau bữa ăn và lúc nửa đêm, ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau này thường nhanh chóngbiến mất khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid. Cơn đau của loét liên quan rất ít đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng củacác ổ loét. Một số bệnh nhân vẫn đau kéo dài ngay cả sau khi đã được điều trị khỏihoàn toàn. Những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát. Các ổloét có thể xuất hiện và biến mất tự nhiên mà người bệnh không hề hay biết trừ khimột biến chứng trầm trọng xảy ra (như xuất huyết hoặc thủng). Chẩn đoán loét bằng cách nào? Việc chẩn đoán có thể được thực hiện bằng chụp X quang cản quang đường tiêuhóa trên với barium hoặc nội soi đường tiêu hóa trên. Chụp X quang cản quang đườngtiêu hóa trên với barium dễ thực hiện, ít gây biến chứng và khó chịu. Barium là mộtchất dạng bột trắng uống qua đường miệng. Barium dễ quan sát và cho thấy đường nétdạ dày trên phim X quang. Tuy nhiên, chụp X quang với barium ít chính xác và 20%trường hợp không phát hiện được loét. Nội soi đường tiêu hóa trên chính xác hơn nhưng phụ thuộc vào sự chịu đựngcủa bệnh nhân khi phải luồn một ống dẻo qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràngđể quan sát. Nội soi tiên lợi hơn trong việc có thể lấy ra mẫu mô (sinh thiết) để xétnghiệm xem có nhiễm H. pylori không. Mẩu sinh thiết cũng có thể quan sát dưới kínhhiển vi để loại trừ ung thư. Mặc dù thực tế tất cả các ổ loét tá tràng đều lành tínhnhưng loét dạ dày đôi khi có thể trở thành ung thư. Do đó sinh thiết thường được thựchiện trong loét dạ dày để loại trừ ung thư. Các biến chứng của loét ? Nhìn chung bệnh nhân bị loét vẫn thực hiện các chức năng tiêu hóa tương đốibình thường. Một số ổ loét còn có thể tự lành ngay cả khi không điều trị. Do đó cácvấn đề nghiêm trọng của loét chính là các biến chứng. Những biến chứng này bao gồmloét xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày. Bệnh nhân bị loét xuất huyết đi tiêu ra phân màu đen giống bã cà phê, suy kiệt,cảm giác choáng váng khi đứng dậy (tụt huyết áp tư thế đứng) và ói ra máu. Ðiều trịban đầu là nhanh chóng bù đắp qua đường tĩnh mạch lượng dịch cơ thể bị mất. Bệnhnhân bị chảy máu kéo dài hoặc ồ ạt có thể phải truyền máu. Thực hiện nội soi đườngtiêu hóa trên nhằm xác định vị trí chảy máu và cầm máu với dụng cụ để đốt. Thủng loét làm thoát các thành phần chứa trong dạ dày vào khoang màng bụngdẫn đến viêm phúc mạc cấp (sự nhiễm trùng của khoang màng bụng). Những bệnhnhân này thường đột ngột khởi đau dữ dội ở bụng, đau tăng khi chuyển động, các cơbụng trở nên cứng như gỗ, đau cảm giác như dao đâm. Những trường hợp này phảiđược phẫu thuật cấp cứu. Bệnh nhân bị tắc nghẽn dạ dày thường đau tăng ở bụng, ói ra các thức ăn chưađược tiêu hóa hoặc mới được tiêu hóa một phần, chán ăn và sụt cân. Sự tắc nghẽnthường xảy ra gần hang môn vị. Hang môn vị là phần hẹp tự nhiên của dạ dày vì nónối với phần trên của ruột non là tá tràng. Nội soi rất có ích trong chẩn đoán và loại trừung thư v ...

Tài liệu được xem nhiều: