Bệnh Lupus (Phần 3)CHƯƠNG 10 : LUPUS Ở NAM GIỚI Bệnh lupus rất hiếm gặp ở nam giới, khác với bệnh lupus ở nữ. Nam giới bị luspus không ảnh hưởng gì đến nam tính của họ so với đàn ông bình thường và họ vẫn có đời sống tình dục và có con bình thường. Tiến triển của bệnh ở nam giới cũng giống như ở nữ. Điều trị lupus ở nam cũng giống như nữ. CHƯƠNG 11 : LUPUS Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI.Bệnh lupus hiếm khi xuất hiện ở người lớn tuổi. Mặc khác, biến chứng nặng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Lupus (Phần 3) Bệnh Lupus (Phần 3) CHƯƠNG 10 : LUPUS Ở NAM GIỚI Bệnh lupus rất hiếm gặp ở nam giới, khác với bệnh lupus ở nữ. Nam giới bịluspus không ảnh hưởng gì đến nam tính của họ so với đàn ông bình thường và họ vẫncó đời sống tình dục và có con bình thường. Tiến triển của bệnh ở nam giới cũnggiống như ở nữ. Điều trị lupus ở nam cũng giống như nữ. CHƯƠNG 11 : LUPUS Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI. Bệnh lupus hiếm khi xuất hiện ở người lớn tuổi. Mặc khác, biến chứng nặngcủa bệnh như suy thận hiếm khi xảy ra ở lứa tuổi này. Có lẽ sau tuổi mãn kinh, lupus íthoạt động hơn ở nữ sau 50. Chẩn đoán lupus ở người lớn tuổi đôi khi sai lầm ở nhữngbệnh nhân bị hội chứng khô mắt, miệng, trong huyết tương của họ có chứa kháng thểkháng nhân, và thực tế họ mắc hội chứng Sjögren. Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằngmột số loại thuốc dùng cho người lớn tuổi, nhất là thuốc điều trị tăng huyết áp cũng cóthể làm xuất hiện kháng thể kháng nhân trong máu mà không có nghĩa là bị lupus.Những bệnh nhân này có thể bị đau khớp, biểu hiện thoái hoá khớp phối hợp với bệnhlupus. Triệu chứng chủ yếu của bệnh lupus ở bệnh nhân lớn tuổi là viêm khớp giốngvới viêm đa khớp dạng thấp. Thường, thuốc kháng viêm không steroid và thuốc khángsốt rét kiểm soát tốt triệu chứng. Liều thấp glucocorticoïdes ( 5mg prednisolone/ngày) có thể được sử dụng ở bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng viêm khôngstéroid và thuốc kháng sốt rét. Trong chừng mực nào đó nếu có thể, không nên dùngliều cao glucocorticoïdes ở bệnh nhân lupus lớn tuổi, vì dễ làm giảm khối xương gâyloãng xương. CHƯƠNG 12 : VIÊM MÔ LIÊN KẾT HỖN HỢP Trong những năm 70, có một số tiến bộ trong việc phát hiện kháng thể đã chophép xác định một phân nhóm bệnh nhân bị hội chứng Sharp, là tên gọi của vị bác sĩphát hiện ra bệnh này. Bệnh rất giống lupus, nhưng trừ tổn thương điển hình ở thận.Tính chất « hỗn hợp » hay « chằng chịt » được lý giải là do người ta thường thấy ởnhững bệnh nhân này những dấu hiệu của xơ cứng bì và viêm cơ. Viêm mô liên kếthỗn hợp đặc trưng điển hình bởi 4 triệu chứng: a) Hiện tượng Raynaud (ngón tay chuyển màu trắng khi ra lạnh). b) Viêm khớp kèm theo cứng ngón tay. c) Không có, hoặc hiếm khi có những biến chứng toàn thân của bệnh lupus,nhất là thận. d) Kháng thể kháng RNP tăng cao trong máu mà không kèm theo kháng thểkháng ADN. Hiện tượng Raynaud là do co thắt mạch máu ( co tiểu động mạch) ở đầu chi.Các ngón tay đột nhiên chuyển thành màu trắng khi tiếp xúc với lạnh, khi hết lạnhngón tay trở về màu đỏ. Hiện tượng khởi phát là do lạnh, nhưng đôi khi cũng do stress.Điều kỳ lạ là, chỉ có 1 hoặc 2 ngón bị tổn thương riêng lẻ. Điều trị hiện tượng này gặpnhịều khó khăn vì không có loại thuốc nào là hiệu quả cho triệu chứng này. Trongviêm mô liên kết hỗn hợp, viêm khớp ngón tay có thể giống như viêm đa khớp dạngthấp. Tuy nhiên, khám cẩn thận đầu ngón tay cho thấy không chỉ có khớp mà cả mômềm ngón tay đều bị sưng. Sưng nhiều có thể cần phải dùng đến thuốc kháng viêmkhông steroid, liều thấp glucocorticoïdes, trong trường hợp nặng cần phải dùng đếnmethotrexate. Tổn thương cơ không phải là hiếm gặp trong viêm mô liên kết hỗn hợpSharp. Tổn thương cơ biểu hiện bằng đau và yếu cơ. Ở một số bệnh nhân, đó có thể làbiểu hiện đầu tiên của bệnh. Điều trị viêm mô liên kết hỗn hợp là điều trị viêm khớp. May mắn là bệnhthường nhẹ, không cần phải điều trị tấn công. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cần phảidùng liều thấp glucocorticoide trong nhiều năm, và việc ngưng corticoid có thể tỏ rarất khó khăn. Thuốc kháng sốt rét cũng hiệu quả trong chỉ định này. CHƯƠNG 13 : HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPIDE (HỘI CHỨNGHUGES) Năm1983, người ta đã phát hiện và mô tả một hội chứng mang tên là hội chứngHughes, đặc trưng bởi huyết khối động mạch và huyết khối tĩnh mạch tái phát, phốihợp với sảy thai liên tiếp. Huyết thanh của những bệnh nhân này có chứa kháng thểkháng phospholipide, còn gọi là kháng thể kháng cardiolipine hay kháng thể khángđông của lupus. Phospholipide là những chất lipide phức tạp có chứa ở màng tế bào,nhất là ở những tế bào lót ở thành mạch và tế bào tiểu cầu, là loại tế bào máu tham giatrong quá trình đông máu. Lúc đầu, hội chứng kháng phospholipide được mô tả ởngười bị bệnh lupus hồng ban rãi rác, nhưng nhanh chóng gặp ở bệnh nhân không mắcbệnh lupus, như trong bệnh viêm khớp dạng thấp khác, hoặc trong hội chứng huyếtkhối tái phát. Phát hiện này có 2 ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, từ nay về sau khôngphải tất cả những triệu chứng của bệnh lupus là không nhất thiết có liên quan đến hiệntượng viêm, và trong số đó là thứ phát sau những biểu hiện của huyết khối. Thứ hai,việc phát hiện ra hội chứng này đã làm thay đổi cách điều trị ở một số bệnh, vì vậytrong số đó hưởng lợi thêm từ cách điều trị hiện nay bằng thuốc kháng đông, thuốcglucocort ...