Danh mục

BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân loại tắc lệ đạo.1.1. Phân loại theo vị trí tắc. * Tắc lệ đạo trước túi lệ: Khong có điểm lệ, lệ quản hoặc tắc điểm lệ, lệ quản. Nguyên nhân có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Thường gặp nhất là sau chấn thương gây rách, đứt lệ quản. Cũng có thể gặp sau thông lệ đạo gây tổn thương lệ quản.* Tắc lệ đạo sau túi lệ:Tắc cổ túi lệ (Thường gặp trong viêm túi lệ mãn) hoặc tắc ống lệ mũi bẩm sinh.1.2. Phân loại theo thời gian mắc bệnh.* Tắc lệ đạo bẩm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 1) BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 1) 1. TẮC LỆ ĐẠO. 1. Phân loại tắc lệ đạo. 1.1. Phân loại theo vị trí tắc. * Tắc lệ đạo trước túi lệ: Khong có điểm lệ, lệ quản hoặc tắc điểm lệ, lệ quản. Nguyên nhân có thể làbẩm sinh hay mắc phải. Thường gặp nhất là sau chấn thương gây rách, đứt lệquản. Cũng có thể gặp sau thông lệ đạo gây tổn thương lệ quản. * Tắc lệ đạo sau túi lệ: Tắc cổ túi lệ (Thường gặp trong viêm túi lệ mãn) hoặc tắc ống lệ mũi bẩmsinh. 1.2. Phân loại theo thời gian mắc bệnh. * Tắc lệ đạo bẩm sinh:. Xuất hiện từ khi trẻ mới đẻ được 1 – 2 tuần hoặc có thể muộn hơn. Nguyênnhân thường do ứ đọng chất dịch trong lòng lệ đạo, hoặc do tồn tại một màngmỏng che lấp đầu dưới của ống lệ mũi nơi đổ vào ngách mũi. Có thể do ống lệ mũi chưa được tạo ống hoàn chỉnh ở thời kỳ đầu sau khisinh. Sau 1 -2 tuần khi đã hoàn thành quá trình tạo ống, ống lệ mũi sẽ thôngthoáng. Cũng có thể gặp những dị tật bất thường như điểm lệ lạc chỗ, không cóđiểm lệ hoặc thay đổi cấu trúc giải phẫu của đầu dưới ống lệ mũi. Trong trườnghợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh có thể gặp các loại như sau: - Ống lệ mũi kết thúc ở gần vòm thuộc phần trước ngách mũi dưới và ngăncách với ngách mũi bởi một lớp niêm mạc mỏng. - Ống lệ mũi kết thúc ở khoảng giữa vòm ngách dưới và sàn mũi, không cólỗ dưới. - Ống lệ mũi kết thúc ở trong cuốn dưới. - Ống lệ mũi kết thúc ở thành trong xoang hàm trên. - Ống lệ mũi phát triển trong thành của xương hàm trên xuống sàn mũi vàkhông có lỗ mở vào ngách mũi. - Ống lệ mũi dọc theo thành bên của ngách mũi tới sàn mũi. - Tắc hoàn toàn ống lệ mũi: Đầu dưới ống lệ mũi ngăn cách với niêm mạcngách mũi dưới bởi một vách xương dài. - Tắc ống lệ mũi do cuốn dưới cuộn vào làm chít lỗ ra của ống lệ mũi. * Tắc lệ đạo mắc phải: Phần lớn những trường hợp tắc lệ đạo mắc phải là không rõ nguyên nhân.Có thể gặp tắc ở điểm lệ, lệ quản, ống lệ chung, túi lệ hay ống lệ mũi. Một số ítnguyên nhân có thể tìm thấy như: Chấn thương, phẫu thuật mũi xoang, bệnh lý sởmũi xoang… 1.3. Phân loại theo nguyên nhân. * Tắc lệ đạo không rõ nguyên nhân. * Tắc lệ đạo có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh lý vùng mũi xoang, chấn thương. 1.4. Phân loại theo mức độ tắc. * Tắc lệ đạo bán phần. * Tắc lệ đạo hoàn toàn. 1.5. Phân loại theo hình thái lâm sàng. * Tắc lệ đạo không viêm túi lệ. * Tắc lệ đạo có viêm túi lệ. Các vi khuẩn gây viêm túi lệ thường gặp là Staphylococcus epidermidis,Staphylococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.Sử dụng kháng sinh để điều trị tốt nhất là dựa vào nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.Nếu không có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên lựa chọn các kháng sinh nhạycảm với các chủng vi khuẩn trên như: Ciprofloxacin, Amikacin, Vancomycin...Loại kháng sinh vi khuẩn kháng nhiều nhất là Penicilline. Tắc lệ đạo có viêm túi lệ mãn tính thường hay gặp ở những trường hợp tắclệ đạo mắc phải. Tắc lệ đạo có viêm túi lệ cấp ít gặp nhưng thường nặng nề.

Tài liệu được xem nhiều: