Bệnh mạch vành mạn cập nhật (Kỳ 3)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh mạch vành mạn cập nhật (Kỳ 3) Bệnh mạch vành mạn cập nhật (Kỳ 3) B. CHẨN ĐOÁN CÒN DỰA VÀO THĂM KHÁM, bao gồm : - Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (sinh hoá, Xquang...) chi tiết còngiúp tìm sự lan rộng của XVĐM ở những vùng khác (não, thận, các chi dưới, độngmạch chủ...), giúp xét thêm về những yếu tố nguy cơ của XVĐM (ví dụ tổng kêlipid để điều chỉnh nếu cần). * Ghi điện tim: + khó làm kịp trong cơn đau, nhưng rất có giá trị chẩn đoán ví dụ có STchênh (hoặc T vành, hoặc loạn nhịp tim); + ngoài cơn đau thì lại có thể có sẵn từ trước những thay đổi ST, T, thậmchí cả QS, nhưng chẳng đại diện cho cơn đau này của thể bệnh ĐTNMÔĐ; ngượclại một điện tim ngoài cơn mà bình thường lại rất hay gặp vậy chẳng thể loại trừchẩn đoán. * Siêu âm tim 2 chiều - Doppler: + xét rối loạn chuyển động vùng, + dày thất trái , hở van tim chức năng, + tăng áp động mạch phổi, + xét phân suất tống máu EF còn bình thường (> 55%) hay đã giảm 40% thì đó là chỉ định quý). * Một thăm khám đầy đủ nhiều khi còn cần : 1. Điện tim Holter (mang theo người, ghi 24 giờ) tầm soát TMCB cơ timthầm lặng, ĐTN Prinzmetal, tầm soát Loạn nhịp tim đi kèm. (**) 4 Độ trong Phân loại chức năng ĐTN của Hội tim mạch học Canada(CCS) (chú ý: không lầm với phân loại suy tim của NYHA) + Độ I : ĐTN khi gắng sức thể lực mạnh (nặng), nhanh, kéo dài hoặc củathể thao. + Độ II : ĐTN khi đi bộ nhanh, hoặc đường khó đi; khi đi đường bằngnhưng sau bữa ăn, hoặc gặp trời gió hay lạnh, hoặc sáng sớm, hoặc đang căngthẳng đầu óc. ĐTN khi trèo hơn một tầng lầu (bậc thang bình thường). + Độ III: ĐTN khi đi đường bằng một hay 2 khối nhà; khi trèo một tầng lầu(bậc thang bình thường). + Độ IV: ĐTN khi mới đi dăm bước, hoặc khi vệ sinh cá nhân, thậm chí khinghỉ tĩnh. 2. Điện tim của Nghiệm pháp gắng sức (NPGS) + Điện tim ghi liên tục trong khi đạp xe đạp lực kế hoặc bước trên thảm diđộng (nếu không có chống chỉ định như suy tim, hẹp van động mạch chủ), chogắng sức tới mức tần số tim tăng đến 85% của mức tối đa của lứa tuổi. + Điện tim NPGS coi là dương tính mạnh: a/ dựa đoạn ST chênh: ST mới chênh lên, hoặc chênh xuống, nhất là kiểudốc xuống >2mm ở nhiều đạo trình hoặc sớm ngay < 3phút khởi đầu NPGS hoặckhi tần số tim chỉ mới lên 120lần/phút. Càng rõ NPGS dương khi ST đó lâu trở về đẳng điện, vẫn còn chênh saukhi ngưng gắng sức đã > 3phút. b/ xuất hiện cơn Nhịp nhanh thất ở mức tần số tim lên 120lần/phút. c/ cũng dựa vào không thể gắng sức hơn 2-6 phút, dấu hiệu suy tim hoặcgiảm dự trữ thất trái với HA không tăng mà tụt đi. + Không chỉ định Điện tim NPGS cho bn đã có ST chênh xuống >1mm lúcnghỉ, có Blốc nhánh trái, có HC WPW, được đặt máy tạo nhịp, đang dùng digoxin. + Đối với phụ nữ tỷ lệ dương tính giả khá cao; đối với người cao tuổi lạinhiều âm tính giả. 3. Các nghiệm pháp stress (NP stress) nói chung. NP gắng sức như trên với Điện tim còn làm với Xạ hình tim (phóng xạ đồtưới máu cơ tim), với Siêu âm tim (thường dùng xe đạp nằm). Bên cạnh 3 NP gắng sức ấy lại có 3 NP dược lý. Tăng công tải cho tim(tức tăng cầu oxy), thay vì bằng gắng sức thể lực thì ở đây là bằng thuốc: ví dụtruyền tmliều cao Dobutamin, hoặc tiêm tm dipyridamol hoặc adenosin. Có thể gọi chung Gắng sức và Dược lý ấy đều là những stress. Ta có 6 NPstress. Kết quả của Siêu âm tim NP stress bị mờ nếu bn béo hoặc bệnh phổi. Kết quả của Xạ hình NP stress có nhiều giá trị về chẩn đoán định vị. 4. Chụp cắt lớp điện toán nhiều lát cắt (MSCT) hệ ĐMV 64 lát hoặc hơn.Xét tổn thương và độ hẹp từng ĐMV, rất rõ nét, nhưng chỉ là chẩn đoán hình tháimà có bị ảnh hưởng bởi vôi hóa nhiều hoặc Loạn nhịp nhanh. 5. Chụp MV Chụp MV cản quang đã trở thành cơ bản cho hầu hết bệnh nhân BMV vìnay đã khá an toàn (tai biến nặng và tử vong chỉ 0,1-0,2%). a/ Chỉ định Chụp MV cho những trường hợp kết quả nghiệm pháp stressbất thường rõ, những bệnh nhân điều trị đúng, đầy đủ vẫn không đỡ, cũng nhưnhóm nguy cơ cao khác (ví dụ ĐTNMÔĐ kháng trị, ĐTN sau NMCT...). b/ Xác định độ bít hẹp lòng ĐMV, xếp ra được nhóm bệnh nhân bít hẹp >70% (đường kính lòng động mạch) tức hẹp nặng để xét tiếp chỉ định can thiệp. c/ Bước mở đường cho can thiệp Nong MV hay phẫu bắc cầu: để xác địnhvị trí phải can thiệp, số chỗ và mức độ can thiệp. Nói chung không chụp MV chỉđể biết mà làm khi đã sẵn sàng điều kiện cho can thiệp (chỉ định, ê kíp, trang bị, tàichính, nguyện vọng bn...) d/ Loại trừ BMV cho người mang các triệu chứng bị nhầm lẫn. e/ Như tiêu chuẩn vàng cho BMV, nhưng chưa đánh giá được mức độ hạnchế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh mạch vành mạn bệnh nội khoa bệnh tim mạch tài liệu bệnh học đại cương bệnh lý tim mạch Bệnh học nội khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng kỹ thuật máy học vào phân loại bệnh tim
9 trang 215 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 trang 85 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
7 trang 76 0 0
-
Sổ tay Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa: Phần 2
179 trang 70 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở một số bệnh nội khoa mạn tính
7 trang 70 0 0 -
5 trang 68 1 0
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 63 0 0 -
19 trang 61 0 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 60 0 0 -
97 trang 47 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
6 Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch
5 trang 39 0 0 -
Báo cáo Lợi ích của phòng ngừa tiên phát bằng statin: Thấy gì qua nghiên cứu JUPITER?
34 trang 37 0 0 -
Cách phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1
73 trang 36 0 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 35 0 0 -
296 trang 35 0 0
-
Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp
7 trang 35 0 0