Danh mục

Bệnh mắt lác ở trẻ em

Số trang: 1      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.87 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (1 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt vì não chỉ nhận hình ảnh từ mắt tốt (mắt nhìn đúng hướng). Sau một thời gian dài, do không được sử dụng, mắt lác sẽ nhìn rất kém. Việc nhìn một mắt khiến trẻ khó nhận thức được chiều sâu, hình nổi của đồ vật và gần như bị lòa một mắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh mắt lác ở trẻ em Bệnh mắt lác ở trẻ em Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt vì não chỉ nhận hình ảnh từ mắt tốt(mắt nhìn đúng hướng). Sau một thời gian dài, do không được sử dụng, mắt lác sẽ nhìnrất kém. Việc nhìn một mắt khiến trẻ khó nhận thức được chiều sâu, hình nổi của đồ vậtvà gần như bị lòa một mắt. Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của cácdây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt khôngnhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể là viễn thị, cận thị, dodây thần kinh hoặc cơ mắt bị bệnh hay chấn thương. Lác ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác đangtrong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt động của các cơmắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi này, hai tròng mắt khôngthể cùng nhìn về một hướng, một mắt nhìn vào chỗ trẻ muốn nhìn còn mắt kia sẽ nhìnvào một nơi khác. Người ta phân biệt:- Lác trong: Mắt nhìn vào trong.- Lác ngoài: Mắt nhìn ra ngoài.- Lác dọc: Mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới.- Lác luân phiên: Lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác. Quan niệm cho rằng trẻ bị lác khi lớn lên sẽ tự khỏi là không đúng. Mắt bị lác nhìnkém, cho hình ảnh không rõ nên không chịu nhìn nữa (mắt lười) và sẽ dần dần bị nhượcthị. Vì vậy, việc điều trị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Mục đích điều trị là táitạo thị giác 2 mắt. Có thể áp dụng các phương pháp sau:- Che mắt tốt lại trong một thời gian để bắt mắt lười hoạt động. Cách chữa này chỉ hữuhiệu khi trẻ dưới 7 tuổi, sau tuổi này rất khó trị vì mắt lười đã quen không chịu làm việcnữa.- Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu được chữa sớm(lý tưởng là dưới 5 tuổi). Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị lác và để trẻ phải sửdụng hai mắt cùng lúc. Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị khỏi láctrong vòng 6 tháng đến 2 năm.- Phẫu thuật: áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc trẻ bị lác do bấtthường của cơ, thần kinh. Sau điều trị vẫn phải giúp trẻ thường xuyên luyện tập mắt để lập lại hoạt động cânbằng của các cơ mắt.BS Nguyễn Cường Nam, Sức Khỏe & Đời sống

Tài liệu được xem nhiều: