Là một nhiễm trùng tổ chức dưới da do một số loài nấm và vi khuẩn gây ra khi chúng nhiễm vào sau một chấn thương nhỏ. Các tác nhân này phát triển chậm,tạo thành một đám đan kết chặt chẽ với nhau thành các hạt( granule), có thể lan vào tổ chức liên kết (xương).Tổn thương thường gặp ở chân và được gọi là " Madurafoot".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NẤM MYCETOMA ( MADURAMYCOSIS) BỆNH NẤM MYCETOMA ( MADURAMYCOSIS) PGS Nguyễn Ngọc Thụy Là một nhiễm trùng tổ chức dưới da do một số loài nấm và vi khuẩn gây rakhi chúng nhiễm vào sau một chấn thương nhỏ. Các tác nhân này phát triển chậm,tạo thành một đám đan kết chặt chẽ với nhau thành các hạt( granule), có thể lanvào tổ chức liên kết (xương).Tổn thương thường gặp ở chân và được gọi là Madurafoot. Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đơí,cũng gặp ở vùng ôn đới.Bệnh hay gặp ở người làm ruộng, rẫy,người chăn gia súc,đi chân đất, hay gặp ởnam hơn nữ ( tỷ lệ 3/1 đến 5/1), tuổi 20- 45, những người sống ở nông thôn hay bịnhững gai đâm, vết xước nhỏ tạo điều kiện cho những bào tử ở không khí hay ởgai xâm nhạp vào cơ thể. Bệnh thường gặp ở chân, có thể ở tay, ngực, mông. 1. Căn nguyên: Các loại vi khuẩn: Actinomadura madurae, A.pelletieri, Streptomycessomaliensis, Nocardia asteroides, N.brasiliensis, N.otitidisvarum, Nocardiopsisdassonvillei. Các loại nấm thực : Madurella mycetomatis, M.grisea, Pseudallescheriaboydii, Acremonium kiliense, A.recifei, Leptosphaeria tompkinsii, L.senegalensis,Exophiala jeanselmei, Neotestudina rosatii, Pyrenochaeta romeroi, Curvularialunata, Aspergillus nidulans, A.flavus, Fusarium monniliforme, F.solani,Corynespora cassicola, Cylindrocarpon destructans, Plenodomus avaramii,Polycytella hominis. 2. Triệu chứng lâm sàng: Khi da chân bị xây sát nấm dễ xâm nhập gây nên tổn thương. Khoảng 70%trường hợp bệnh ở chân, chân trái nhiều hơn chân phải. Tổn thương cơ bản lànhững đám hạt, cục to nhỏ không đều, gồ ghề trên mặt da kèm theo sưng,phù nềvùng da tổn thương, sau đó dần dần xuất hiện các lỗ dò chảy dịch vàng lẫn mủđục. Đôi khi có các hạt màu vàng, trắng, nâu, đen hay hơi đỏ phu thuộc vào từngloại nấm gây bệnh. Khi không điều trị kịp thời bệnh sẽ lan xuống sâu, vào xươngdẫn đến xốp xương. Bệnh có thể kéo dài hàng chục năm làm cho bệnh nhân bị suykiệt dẫn đến tử vong. 3. Xét nghiệm : Soi trực tiếp: lấy dịch mủ soi trong dung dịch KOH 20% thấy các đám hạtđường kính có thể 15mm, hình tròn. Nếu thấy các sợi nấm mảnh, dường kính dưới1 mm thì đó là vi khuẩn Actinomyces, nếu thấy các sợi nấn to , thô, đường kínhlơn 2-4 mm thì đó là nấm nhóm Eumycetes. Mô học : sinh thiết tổ chức nơi tổn thương rồi nhuộm PAS hoặcmethenamin silver để phát hiện nấm. Nuôi cấy : Nếu soi trực tiếp phát hiện nấm Eucomycetis, các hạt cần rửa trong dungdịch nước muối và kháng sinh, cấy vào môi trương Sobouraud có kháng sinh, môitrường không có cycloheximid, nuôi cấy ở nhiệt độ 25 và 370 C, tốt nhất là lấyđược bệnh phẩm sinh thiết ở lớp sâu để tránh tạp khuẩn. Các nấm gây bệnh thuộc lớp nấm bất toàn ( Fungi Imperfecti) hoặc nấm túi(Ascomycetes0, nấm mọc chậm, tạo bào tử túi và bào tử đính ( conidia) moitrường nghèo chất dinh dưỡng như môi trường bột ngô, môi trường thạch- khoaitây, dextrose kích thích tạo bào tử. Nếu soi thấy vi khuẩn, môi trường nuôi cấy có thể là thạch máu, Sabouraudhoặc môi trường dịch chiết tim (BHI) , môi trường Lowenstein, nuôi cấy ở nhiệtđộ 25 và 370 C. 4. Chẩn đoán phân biệt : với lao da, u da, các bệnh nấm khác. 5. Điều trị : Nếu mầm bệnh là vi khuẩn Actinomycetes sùng kháng sinh nhưsulfonamide,dapson, co-trimoxazole,streptomycin. Các dẫn xuất penixilin haysulfadiazin 3-8 gam/ ngày trong 3- 4 tháng. Nếu mầm bệnh là nấm Eumycetes dùng các thuốc chống nấm nhómimidazol như ketoconazol, itraconazol, voriconazol. Trong một số trường hợp kếthợp ngoại khoa cắt bỏ phần hoại tử, thậm chí pahỉ cắt cụt chân kết hợp dùngthuốc.