Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại BV Nhi
Tại khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, cháu Đỗ Trọng Dương, hơn 10 tháng tuổi ở Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội hiện đang nằm điều trị sốt phát ban. Chị Đặng Thị Hoa, mẹ cháu bé cho biết, cách đây 4 ngày, cháu bị sốt cao, từ 38o - 40oC, sau đó phát ban nổi
mẩn toàn thân, đồng thời xuất hiện ho, sổ mũi, tiêu chảy..., gia đình đã lập tức chuyển cháu tới Bệnh viện Nhi TW. Sau 3 ngày điều trị, đến nay sức khỏe cháu dần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh nhi sốt phát ban tăng, vì sao?
Bệnh nhi sốt phát ban
tăng, vì sao?
Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại BV Nhi
Tại khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, cháu Đỗ
Trọng Dương, hơn 10 tháng tuổi ở Thanh Cao, Thanh
Oai, Hà Nội hiện đang nằm điều trị sốt phát ban. Chị
Đặng Thị Hoa, mẹ cháu bé cho biết, cách đây 4 ngày,
cháu bị sốt cao, từ 38o - 40oC, sau đó phát ban nổi
mẩn toàn thân, đồng thời xuất hiện ho, sổ mũi, tiêu
chảy..., gia đình đã lập tức chuyển cháu tới Bệnh viện
Nhi TW. Sau 3 ngày điều trị, đến nay sức khỏe cháu
dần hồi phục.
Tương tự, bệnh nhi Phùng Văn Hội, 22 tháng tuổi ở
Quốc Oai, Hà Nội, sau khi sốt 3 ngày, bệnh nhi xuất
hiện các vết ban trên cổ, lan dần lên mặt rồi ra toàn
thân. Do bệnh nhi đã được tiêm phòng sởi từ khi 9
tháng tuổi nên gia đình không nghĩ cháu mắc sởi. Khi
bệnh nhi sốt 39,5o kèm theo ho rũ rượi và mệt lả, gia
đình mới đưa con đến BV huyện và được chuyển cấp
cứu ngay lên BV Nhi TW.
Cũng tại Khoa Truyền nhiễm hiện còn một số bệnh
nhi bị sốt phát ban dạng sởi đang nằm điều trị, trong
đó có những bệnh nhân bị sốt cao, phát ban, khó thở,
phải truyền nước, thở máy. Có nhiều trường hợp, cha
mẹ để con sốt li bì vài ngày rồi mới đưa đi khám
bệnh, nên khi tới viện bệnh nhân đã có biến chứng
nặng như viêm phổi, viêm não.
Theo lãnh đạo Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TW, bệnh
nhân sốt phát ban và sốt phát ban do sởi thường vào
viện rải rác trong năm. Tuy nhiên, những ngày gần
đây, số lượng trẻ em bị sốt phát ban vào viện khám
gia tăng. Tính đến sáng ngày 12/2 đã có hàng chục
bệnh nhân có các triệu chứng bị sốt phát ban đến
khám và điều trị tại bệnh viện. Tuy chưa có kết quả
xét nghiệm nhưng theo chẩn đoán lâm sàng thì có
khoảng 1/3 số bệnh nhân đó bị bệnh sởi. Cũng theo ý
kiến của các chuyên gia y tế, bệnh sởi là bệnh do
virut thường lây nhanh nhất qua đường hô hấp. Khi
thấy trẻ có những biểu hiện như sốt cao, hôn mê, co
giật..., cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được
chẩn đoán và cứu chữa kịp thời.
Theo báo cáo của TTYT quận Đống Đa, từ 1/1/2009
đến nay, trên địa bàn quận có tổng
số 95 ca
Thông tin từ Cục
Y tế dự phòng và
Môi trường (Bộ Y
tế) cho biết, từ
đầu năm 2009
đến nay, tại 11
tỉnh khu vực miền
Bắc đã ghi nhận
326 trường hợp
dương tính với
bệnh sởi. Riêng
Hà Nội có 106
bệnh nhân sởi.
Bệnh xảy ra rải
rác, số mắc ở
nhóm trên 10 tuổi
chiếm 92,4%. Để
chủ động phòng
tránh, Bộ Y tế đã
có công văn gửi
Sở Y tế các tỉnh,
bị sốt phát ban dạng sởi phải nhập thành phố và các
viện điều trị, trong đó 35 ca đã công ty nhập
được Viện Vệ sinh dịch tễ trung khẩu vaccin về
ương xác nhận dương tính với việc chuẩn bị
sởi. Số bệnh nhân này tản mạn tại nguồn cung cấp
21 phường, song tập trung nhiều vaccin cho phòng
nhất là phường Trung Tự với 8 dịch sốt phát ban
trường hợp mắc sởi, đều là sinh dạng sởi...
viên của Trường ĐH Y Hà Nội.
Hiện tại, 34 ca sởi đã ra viện, chỉ còn 1 bệnh nhân bị
biến chứng viêm não vẫn đang tiếp tục theo dõi tại
Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.
Tương tự, tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm 2009
đến nay có 50 trường hợp sốt phát ban, 14 ca dương
tính với sởi. Tại quận Hoàng Mai, theo bà Nguyễn Thị
Minh, Giám đốc TTYT quận, số bệnh nhân bị sốt phát
ban nhập viện từ đầu năm đến nay là 73, trong đó 24
ca dương tính với sởi...
Theo số liệu thống kê của TTYT dự phòng Hà Nội,
đến nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhận có 572 ca
bị sốt phát ban dạng sởi, rải rác tại 26 quận, huyện.
Trước đó, TTYT dự phòng Hà Nội đã có công văn
yêu cầu khối các trường trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học, học viện đóng trên địa bàn tăng
cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt
phát ban dạng sởi trong nhà trường để cách ly, điều
trị kịp thời, hạn chế biến chứng và không để tử vong
xảy ra; Yêu cầu các trường phối hợp với y tế địa
phương để xử lý triệt để, không để dịch lây lan. Khi
có biểu hiện sốt, phát ban cần đến ngay cơ sở y tế để
được khám và điều trị kịp thời. TTYT dự phòng Hà
Nội cũng đã tổ chức tập huấn cho gần 100 cán bộ y
tế của các trường THCN, CĐ, ĐH, HV trên địa bàn về
công tác phòng chống dịch.
...