Danh mục

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 434.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Tiếng Anh: Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Hiện tượng tắc nghẽn này thường tiến triển từ từ tăng dần và liên quan đến một quá trình viêm bất thường của phổi dưới tác động của ô nhiễm khí thở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)PHẦN A: CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT TẠI HỘI NGHỊI. ĐỊNH NGHĨA: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Tiếng Anh: Chronic ObstructivePulmonary Disease – COPD) là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tắcnghẽn lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Hiện tượng tắc nghẽnnày thường tiến triển từ từ tăng dần và liên quan đến một quá trình viêm bấtthường của phổi dưới tác động của ô nhiễm khí thở. (GOLD 2003)Cần lưu ý:- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (được đọc là COPD theo âm tiếng Việt) đặc trưng bởi sự tắc nghẽn tức là giảm lưu lượng khí thở biểu hiện trên chức năng thông khí là giảm FEV1 và giảm tỷ lệ FEV1/FVC< 70%.- Sự tắc nghẽn này không hồi phục hoàn toàn (FEV1 tăng nguyên nhân đứng hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong và tànphế trên toàn thế giới và đến năm 2020 được dự đoán tăng lên hàng thứ 5.Tỷ lệ tử vong do COPD đang tăng lên, nhưng sự nhận biết của cộng đồngvề COPD còn hạn chế so với các bệnh mạch vành hay mạch não.COPD là nguyên nhân rất phổ biến của các bệnh hô hấp nhập viện. Tỷ lệ tửvong trên bệnh nhân nhập viện khoảng 15%, cao hơn tỷ lệ tử vong do nhồimáu cơ tim [6].Ở Việt nam, chưa có nhiều nghiên cứu trên cộng đồng về tình hình mắcCOPD. Từ những năm 1960-1970 Viện Chống Lao đã có một số nghiêncứu về viêm phế quản mạn với tỷ lệ mắc 4 – 5% (N. Đ. Hường). Một sốnghiên cứu trên đối tượng có nguy cơ cao (tuổi trên 40, hút thuốc lá, làmviệc trong môi trường ô nhiễm…) cho thấy tỷ lệ mắc COPD khoảng trên4% [7], [8]. Với các trường hợp đã có triệu chứng đi khám ở các phòngkhám chuyên khoa thì COPD chẩn đoán được thường là đã ở giai đoạnnặng và rất nặng (giai đoạn III và IV) [9], [10].III. CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH VÀ SINH BỆNH HỌC:Các yếu tố gây bệnh chia thành 2 nhóm: cơ địa và môi trường.Các yếu tố cơ địa: yếu tố gen (thiếu hụt anpha1 antitrypsin), sinh thiếu cân,thiếu tháng, tăng phản ứng đường thở, chế độ ăn thiếu các vitamin chốngoxy hóa (antioxydant) (như vitamin A, C và E, dầu cá và protein), tạng dịứng và giới. Những yếu tố thuộc về cơ địa cũng còn nhiều tranh luận.Các yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố quan trọng nhất.Ngoài ra có các yếu tố khác như khói, bụi, nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn.COPD là do quá trình viêm mạn tính tác động lên nhiều vị trí khác nhautrong cấu trúc của phổi:• Ở phế quản lớn đó là viêm phế quản mạn tính gây ra quá tiết và khạc đờm mạn tính.• Ở các tiểu phế quản đó là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn gây ra xơ hóa thành tiểu phế quản, tái tạo cấu trúc và là nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình trạng tắc nghẽn đường thở.• Ở nhu mô phổi, các hiện tượng phá hủy các cấu trúc protein và tái tạo tổ chức xảy ra ở các tiểu phế quản hô hấp và phế nang. Hiện tượng phá hủy nhu mô phổi và tái tạo tổ chức gây ra khí phế thũng (emphysema)Khuyến cáo hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc - Cần Thơ 2005 23 với các thể khác nhau. Ở giai đoạn nặng, đây là nguyên nhân làm suy giảm khả năng trao đổi khí và làm suy hô hấp.• Ở mạch máu phổi, hiện tượng phá hủy giường mao mạch phổi và viêm lưới động mạch phổi gây ra tăng áp động mạch phổi và, từ đó, làm tăng gánh tim phải và suy tim phải (tâm phế mạn tính).Kết quả của các hiện tượng sinh lý bệnh học kể trên là tạo ra tình trạng hạnchế lưu thông đường thở (airflow limitation), mất thăng bằng giữa thôngkhí và tưới máu phổi, căng giãn phổi quá mức gây khó thở.IV. CHẨN ĐOÁN COPDNgoài những biểu hiện bệnh lý của phế quản lớn, phế quản nhỏ, nhu môphổi và hệ thống mạch phổi kể trên, COPD cũng có thể có những bệnh lýkết hợp cùng lúc, nhất là ở những bệnh nhân hút thuốc lá nặng, như: ungthư phổi, hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi...Biểu hiện lâm sàng kinh điển thường nhắc đến là hai dạng: type “A” (“pinkpuffer”: khó thở môi hồng) và type “B” (blue bloater”: phù tím tái). Tuynhiên hầu hết bệnh nhân biểu hiện lâm sàng phối hợp cả hai dạng bệnh cảnhtrên, thể hiện bản chất không đồng nhất của các quá trình bệnh xảy ra trênđường thở và nhu mô phổi.1. Các triệu cơ năng và toàn thânHo: Thường không được bệnh nhân lưu ý vì cho rằng ho do thuốc lá gây ra.Ho thường về sáng khi thức dậy và kèm theo khạc đờm. Ho thường khônglàm mất ngủ (khác với hen). Triệu chứng ho thường nặng lên về mùa lạnhvà trong các đợt nhiễm trùng hô hấp. Có thể ho khan và làm bệnh nhân khóthở sau các cơn ho kéo dài.Khạc đờm: Thường lúc đầu là dịch nhầy, lượng ít ( o Giai đoạn I: khó thở khi gắng sức nhiều, thí dụ leo lên dốc hay lên tầng hai. o Giai đoạn II: khó thở khi đi nhanh trên mặt bằng hay mặt dốc nhẹ. o Giai đoạn III: khó thở khi đi cùng bước với người cùng tuổi trên mặt bằng hoặc phải ngừng bước để thở khi đi bình thường trên đường bằng. o Giai đoạn IV: khó thở ngay khi đi bộ chậm trên mặt bằng, khoảng 10 ...

Tài liệu được xem nhiều: