Danh mục

Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.48 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là gì? Bình thường, đường dẫn khí đem không khí đến cho phổi và đường dẫn khí ngày càng nhỏ dần như cành cây. Ở cuối mỗi cành nhỏ có nhiều túi khí, chứa đầy không khí. Ở người bình thường, đường dẫn khí sạch và mở rộng Do đó khí đi ra vào rất nhanh, rất dễ dàng.Khi bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là khi- Đường dẫn khí hẹp lại do thành của đường dẫn khí dày lên và sưng phù- Đường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (Kỳ 1) Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (Kỳ 1) 1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là gì? Bình thường, đườngdẫn khí đem không khí đến cho phổi và đường dẫn khí ngày càng nhỏ dần nhưcành cây. Ở cuối mỗi cành nhỏ có nhiều túi khí, chứa đầy không khí. Ở người bìnhthường, đường dẫn khí sạch và mở rộng Do đó khí đi ra vào rất nhanh, rất dễdàng. Khi bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD - Chronic ObstructivePulmonary Disease) là khi - Đường dẫn khí hẹp lại do thành của đường dẫn khí dày lên và sưng phù - Đường dẫn khí bị các vòng cơ nhỏ bao quanh siết chặt lại gây tắc nghẽn - Đường dẫn khí tạo ra làm đàm người bệnh phải ho khạc ra. - Các vách túi khí có thể bị tiêu hủy Bệnh phổi tắc nghẽn có nghĩa là đường dẫn khí của phổi bị tắc nghẽn mộtphần, mãn tính có nghĩa là không thể chữa dứt được. 2. Ai bị mắc BPTNMT ? - Hầu hết bệnh nhân mắc BPTNMT là do hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc,hút thuốc loại nào cũng có thể gây ra BPTNMT được. - Một số bệnh nhân BPTNMT do sống trong nhà đầy khói bếp - Một số bệnh nhân BPTNMT do làm nhiều năm trong những nơi rất bụibặm hay rất nhiều khói. - BPTNMT không lây, bạn không thể mắc BPTNMT từ người khác. - Người lớn mới bị BPTNMT, trẻ em không bị bệnh này. Phần lớn bịBPTNMT ở độ tuổi lớn hơn 40. 3. Làm sao nhận biết BPTNMT ? - Ở giai đoạn nhẹ + Bạn có thể ho nhiều. Đôi khi có khạc đàm, nhất là buổi sáng sớm + Bạn cảm thấy hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh.- Ở giai đoạn trung bình + Bạn có thể ho và khạc đàm nhiều hơn + Bạn thường bị hụt hơi khi làm nặng hoặc đi nhanh + Bạn thấy khó khăn nếu làm việc nặng hay các việc lặt vặt + Bạn phải mất vài tuần mới phục hồi sau một đợt cảm hay nhiễm trùng. - Ở giai đoạn nặng + Bạn có thể ho nhiều hơn nữa và khạc ra nhiều đàm + Bạn khó thở cả ngày lẫn đêm + Bạn phải mất vài tuần mới phục hồi sau một đợt cảm hay nhiễm trùngphổi + Bạn không thể đi làm hay làm các việc lặt vặt trong nhà được nữa + Bạn không thể đi băng ngang qua phòng hay lên cầu thang được nữa. + Bạn dễ bị mệt. Chẩn đoán bệnh: Bạn nên đến bác sĩ khi bạn có vấn đề về hô hấp hay bịho đã hơn 1 tháng. Phần lớn bệnh nhân đợi cho đến khi bệnh hô hấp nặng mới tìmđến bác sĩ. Họ không chú ý đến triệu chứng ho hay vấn đề về hô hấp trong nhiềunăm. Khi bạn có vấn đề về hô hấp, tìm gặp bác sĩ về BPTNMT càng sớm càng tốt.Bác sĩ sẽ khám cho bạn, hỏi về tình trạng hô hấp và sức khỏe của bạn, nhà ở vànơi làm việc của bạn. BPTNMT được chẩn đoán xác định bằng một xét nghiệm hôhấp đơn giản gọi là hô hấp ký. Xét nghiệm này dễ làm và không đau. Bạn chỉ cầnthổi mạnh vào một ống đo gắn liền với máy hô hấp kế. Bác sĩ sẽ nói cho bạn biếtBPTNMT của bạn đã nặng tới đâu. Xét nghiệm hô hấp ký 4. Điều trị BPTNMT như thế nào? Có chữa được không? - Bác sĩ không thể chữa lành được BPTNMT vì các tổn thương thườngkhông thể hồi phục được (đường dẫn khí đã bị hóa xơ, chít hẹp, vách phế nang đãbị tiêu hủy…) - Nhưng bác sĩ có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm hóa trình gây tổnhại ở phổi bệnh nhân. - Nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ bớt khó thở hơn, bạn sẽ ít hohơn, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và phấn khởi hơn.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: