Danh mục

BỆNH SỞI (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương: Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệm về sự truyền bệnh. Virus sởi thuộc họ Paramyxovirus influenzae. Virus thuộc nhóm này giống nhau về tính kháng nguyên, nhưng virus sởi không có men neuraminidase, vì vậy nó không được hấp thu bởi những receptor của tế bào có chứa acid neuraminidic. Virus sởi có chứa ngưng kết tố hồng cầu, trong khi đó virus thuộc nhóm Paramyxovirus như Rinderpest và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH SỞI (Kỳ 1) BỆNH SỞI (Kỳ 1) 1. Đại cương: Sởi là bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ PersanRhazes. Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, Home mới có những công trình thực nghiệmvề sự truyền bệnh. Virus sởi thuộc họ Paramyxovirus influenzae. Virus thuộcnhóm này giống nhau về tính kháng nguyên, nhưng virus sởi không có menneuraminidase, vì vậy nó không được hấp thu bởi những receptor của tế bào cóchứa acid neuraminidic. Virus sởi có chứa ngưng kết tố hồng cầu, trong khi đóvirus thuộc nhóm Paramyxovirus như Rinderpest và Canine distemper thì khôngcó. Virus sởi dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 56°C nó bị phá huỷ trong 30 phút. Nó bịbất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác. Ngược lại nó tựsống sót được trên 5 năm ở nhiệt độ -70°C. Cũng như các loại Myxovirus, virussởi nhạy cảm với ether và làm cho virus vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. 2. Dịch tễ học: Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh năm,cao nhất vào mùa xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh hay gây thành dịch,chu kỳ 3 - 4 năm 1 lần. Trước thời kỳ có vắc xin, bệnh phổ biến ở tuổi từ 2 - 6. Hiện nay nhữngnước sử dụng vắc xin ROR thì tỷ lệ mắc sởi giảm xuống 99%. Bệnh sởi có khuynhhướng chuyển dịch sang trẻ lớn. Năm 1994 tại Việt Nam xảy ra vụ dịch, trẻ mắc sởi lên đến 11.000 trườnghợp. Tình hình bệnh sởi trong 20 năm qua (1979 - 1999) trẻ em cả nước bị mắc579.678 ca, tử vong 2190 trường hợp. Tại Bệnh viện Trung ương Huế cuối năm1999 đến năm 2000 có 119 trẻ mắc sởi điều trị tại Khoa Nhi. Năm 2000 ở miềnBắc bệnh sởi xảy ra ở 25/28 tỉnh thành, tăng hơn năm 1999 là 1.091 trường hợp.Xét nghiệm huyết thanh (+) là 81,2%. Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tínhkhoảng 722.000 trẻ < 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong dosuy dinh dưỡng. Bệnh thường xảy ra ở các nước châu Phi và Đông Nam Á. Virus sởi gây bệnh cho người qua đường hô hấp trên, ngoài ra đường kếtmạc cũng rất quan trọng. Với con đường truyền bệnh trực tiếp qua những hạt nướcbọt có chứa virus, nó sẽ tấn công vào niêm mạc mũi miệng, hầu hoặc khu trú ởniêm mạc, kết mạc mắt. Virus tự nhân lên trong biểu mô đường hô hấp và hệthống lympho, sau đó qua hệ tuần hoàn và lan toả vào các cơ quan. Yếu tố nguy cơ của bệnh sởi là: - Trẻ < 1 tuổi và trẻ lớn. - Trẻ bị suy dinh dưỡng. - Trẻ không được tiêm chủng. - Trẻ bị nhiễm HIV. - Các phụ huynh có con bị sởi không tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ y tế. 3. Sinh bệnh học: Khi virus xâm nhập vào đường hô hấp trên hoặc kết mạc, sau đó virusnhân lên tại niêm mạc và trong vùng hạch lympho. Vào ngày thứ 5 và 6 xảy ranhiễm virus huyết tái phát và gây nên sự nhiễm trùng ở các mô. Vào ngày thứ 11,các triệu chứng tiền triệu bắt đầu xuất hiện và đến khoảng ngày thứ 14 thì ban xuấthiện. Từ 24 - 48 giờ sau khi ban xuất hiện thì kháng thể nhanh chóng xuất hiện.Thông thường định lượng được kháng thể vào ngày thứ 2 và 3 kể từ khi phát ban.Tỷ lệ tăng lên nhanh đạt được 1/256, 1/512 trong vài ngày. Tỷ lệ này chỉ giảmxuống từ từ và thường người ta còn tìm thấy kháng thể với tỷ lệ 1/16 hoặc 1/32sau 10 hoặc 15 năm kể từ khi bị mắc bệnh sởi. Trong khoảng giữa 2 pha nhiễm virus huyết, virus sởi phát tán chủ yếutrong các bạch cầu. Chính sự nhân lên của virus trong bạch cầu giải thích được sựgiảm bạch cầu và gia tăng tần suất vỡ nhiễm sắc thể của tế bào. Sự giảm sản xuấtoxy và thiếu hụt các men sinh học trong bạch cầu lúc virus sởi ở tại đó có thể làmdễ dàng cho sự bội nhiễm thứ phát của vi trùng. Các hạt Koplik bắt nguồn từ tuyến dưới niêm mạc như là một tổn thươngviêm, bao gồm dịch rỉ huyết thanh và sự tăng sinh tế bào nội mô. Trong viêm não chất xám xơ hoá bán cấp, người ta có thể phân lập đượcvirus bằng phương pháp sinh thiết não và đồng thời cũng có được kháng thể củabệnh nhân với chuẩn độ khá cao. 4. Lâm sàng: 4.1. Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài 10 - 12 ngày. Chưa có triệu chứng đặc hiệu,có thể có sốt nhẹ và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng. 4.2. Giai đoạn xâm nhập: Kéo dài 3 - 4 ngày, sốt cao 39-40°C, dần dần cácdấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn: - Xuất tiết ở mũi - mắt. - Xuất hiện dấu nội ban: đó là hạt Koplik hoặc có tổn thương niêm mạc ởâm hộ rất có giá trị để chẩn đoán. - Phối hợp với những dấu hiệu không thường xuyên: hạch lớn, ban thoángqua, chán ăn, buồn nôn. 4.3. Giai đoạn phát ban: Xuất hiện sau nhiễm trùng khoảng 14 ngày. Bandạng dát sẩn xuất hiện từ đầu đến chân. Từ lúc ban xuất hiện cho đến khi ban baykéo dài từ 5 - 6 ngày. 4.4. Giai đoạn tróc vảy da: Khi ban sởi bay, trên da bong vảy và để lạinhững nốt thâm đen không đồng đều, có hình ảnh giống d ...

Tài liệu được xem nhiều: