Danh mục

BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 13)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.35 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều trị sốt rét ở trẻ em: 7.2.1. Trẻ sơ sinh (từ mẹ bị sốt rét): - Kiểm tra ngay KST dù không sốt (vì SR bẩm sinh hiếm nhưng thường không có sốt). - Theo dõi KST và nhiệt độ trong 1 tháng (đề phòng lan truyền trong thời kỳ chuyển dạ). 7.2.2. Sốt rét ở trẻ em: Dễ sốt cao, co giật, thiếu máu, hạ đường huyết, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng. Thuốc đặc hiệu: - Dùng được: Artemisinin và dẫn xuất, Quinin, Mefloquin (có ý kiến khuyên không nên dùng cho trẻ dưới 15kg). - Chống chỉ định: Primaquin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 13) BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 13) 7.2. Điều trị sốt rét ở trẻ em: 7.2.1. Trẻ sơ sinh (từ mẹ bị sốt rét): - Kiểm tra ngay KST dù không sốt (vì SR bẩm sinh hiếm nhưng thường không có sốt). - Theo dõi KST và nhiệt độ trong 1 tháng (đề phòng lan truyền trong thời kỳ chuyển dạ). 7.2.2. Sốt rét ở trẻ em: Dễ sốt cao, co giật, thiếu máu, hạ đường huyết, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng. Thuốc đặc hiệu: - Dùng được: Artemisinin và dẫn xuất, Quinin, Mefloquin (có ý kiến khuyên không nên dùng cho trẻ dưới 15kg). - Chống chỉ định: Primaquin (< 4 tuổi); Doxycyclin và Tetracyclin (trẻ < 8 tuổi); và Halofantrin (trẻ < 1 tuổi). - Khi nôn: Dùng đường tiêm, đạn hậu môn. 7.2.3. Chăm sóc: - Nuôi dưỡng tốt ngay từ ngày đầu, trẻ đang bú cần tiếp tục cho bú, chú ý bù dịch thể chủ yếu đường uống (trừ khi nôn, tiêu chảy). - Sử trí sốt cao co giật (xem 6.3), phân biệt co giật do sốt cao với SRAT thể não; Nếu co giật do sốt cao: dùng thuốc hạ sốt và an thần nhẹ; Nếu là sốt rét ác tính thể não: điều trị chăm sóc như một SR ác tính, dùng thuốc sốt rét đường tĩnh mạch. 7.2.4. Liều lượng thuốc SR dùng cho trẻ em: + Trẻ < 2 tuổi : 1/8 - 1/4 liều người lớn. + Trẻ 2 - 6 tuổi : 1/4 - 1/2 liều dùng người lớn. + Trẻ 6 - 12 tuổi : 1/2 - 3/4 liều dùng người lớn. + Trẻ > 12 tuổi : 3/4 - 4/4 liều dùng người lớn. Bảng trên giúp định hướng để tránh nhầm lẫn đáng tiếc. 7.3. Điều trị sốt rét ở một số thể địa khác : 7.3.1. Người mang KST lạnh: Cần điều trị khi chuyển ra vùng lưu hành nhẹ hoặc vùng không SR nhưng có muỗi SR; Liều lượng thuốc và chọn thuốc: Như với bệnh nhân sốt rét. 7.3.2. Bệnh nhân sốt rét do truyền máu: Chỉ cần dùng thể diệt vô tính trong hồng cầu và diệt giao bào; Không cần dùng thuốc diệt thể ngủ trong gan của P.vivax. 8. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SỐT RÉT: (còn gọi là uống thuốc phòng SR) 8.1. Chỉ định: - Người chưa có miễn dịch mới vào vùng sốt rét: Bộ đội, tân binh, dân di cư đến vùng kinh tế mới, đào vàng, khai thác đá, gỗ... - Tập thể hoặc cá nhân: Chuyển vùng, hành quân, diễn tập, đi lao động xa doanh trại, thôn bản... - Thời gian: Chỉ dùng 3 - 6 tháng đầu kể từ khi mới vào vùng SR. 8.2. Thuốc không dùng uống phòng: Artemisinin và dẫn xuất, Quinin, Halofantrin và Chloroquin. 8.3. Phác đồ thuốc phòng: - Mefloquin: viên 250mg và 50mg. Liều: 5mg/1kg/1 tuần, trung bình 1 viên 250mg/1 tuần cho người lớn, không dùng quá 15 tuần liền. Thường chỉ định ở vùng sốt rét nặng. - Doxycyclin: viên 100mg, mỗi ngày 1 viên. - Chloroquin + Proguanil: Chloroquin: 1 mg base/1kg/2 ngày; 75-100mg/1 ngày cho người lớn. Proguanil: 3 mg/1kg/ngày, 150 - 200mg/1 ngày cho người lớn. - Chloroquin đơn thuần: Dùng ở vùng lưu hành P.vivax. Liều: 5 mg base/ 1kg/ 1 tuần, mỗi tuần uống 250 - 300mg base. 9. TIÊU CHUẨN RA VIỆN - QUẢN LÝ CA BỆNH: - Hết sốt 7 ngày, ăn ngủ bình thường. - Hết KST tối thiểu 7 ngày. - Hồng cầu tối thiểu từ 3,5 triệu/ml máu trở lên, bạch cầu, nước tiểu bình thường. - Chức năng gan, thận không có biến đổi bệnh lý đặc biệt. Quản lý ca bệnh sau điều trị: - Cấp giấy chứng nhận có ghi: Chẩn đoán thể bệnh. Thời gian: mắc bệnh, vào viện, ra viện. KST: loại KST, thời gian dương tính, thời gian âm tính. Sốt: từ ngày đến ngày. Thuốc sốt rét đã dùng: loại thuốc, liều dùng (liều dùng 1ngày...), tổng liều, đợt mấy ngày... - Quản lý ca bệnh: Tư vấn cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân phải: + Định kỳ đến kiểm tra lại. + Đến khám khi sốt lại. + Đến tư vấn khi đi công tác, chuyển vùng... 10. BẬC THANG ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT: 10.1. Nhiệm vụ tuyến cơ sở (Y tế thôn xã, cơ quan, nhà máy...): - Phát hiện sớm sốt rét, gửi lam máu đến bệnh xá hoặc điểm kính để xét nghiệm. - Với người từ vùng sốt rét về: Kiểm tra KST, nếu (+) thì điều trị; Nếu (-) thì cũng điều trị dự phòng. - Với người đi vào vùng sốt rét: Tư vấn, dặn dò, biện pháp phòng chống, chẩn đoán và điều trị sốt rét, phát thẻ (nếu đi lẻ). - Giữ điều trị tại tuyến cơ sở: Sốt rét thể thông thường. - Điều trị sơ bộ rồi chuyển: + Sốt rét dai dẳng (tái phát hàng tháng ở bệnh nhân suy yếu). + Sốt rét nặng, có triệu chứng dự báo ác tính. + Sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố. 10.2. Nhiệm vụ tuyến bệnh xá, bệnh viện (Bệnh viện huyện, bệnh xá trung đoàn, bệnh viện quân đoàn...) - Chỉ đạo và tăng cường tuyến trước. - Giữ lại điều trị cơ bản: + Sốt rét nặng, đe doạ ác tính, sốt rét dai dẳng. + Sốt rét ác tính thể não đơn thuần, ...

Tài liệu được xem nhiều: