Danh mục

Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.63 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ haiNguyễn Văn Tuấn Thế là chỉ trong vòng 6 tháng các địa phương phía Bắc đã và đang kinh qua 3 lần bộc phát bệnh tả. Có thể qui mô bệnh chưa đến nỗi phải dùng thuật ngữ “dịch tả”, nhưng chúng ta cần định danh bệnh cho đúng với thực tế. Sự phát sinh và tái phát sinh của bệnh tả làm chúng ta phải suy nghĩ đến các biện pháp lâu dài để phòng chống bệnh, và nhất là không để các địa phương phía Bắc nước ta thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai Bệnh tả: không để Việt Nam thành Bangladesh thứ hai Nguyễn Văn TuấnThế là chỉ trong vòng 6 tháng các địa phương phía Bắc đã và đang kinh qua 3 lầnbộc phát bệnh tả. Có thể qui mô bệnh ch ưa đến nỗi phải dùng thuật ngữ “dịch tả”,nhưng chúng ta cần định danh bệnh cho đúng với thực tế. Sự phát sinh và tái phátsinh của bệnh tả làm chúng ta phải suy nghĩ đến các biện pháp lâu dài để phòngchống bệnh, và nhất là không để các địa phương phía Bắc nước ta thành mộtBangladesh thứ hai. Bài viết này đề nghị một số biện pháp thực tế để phòng chốngbệnh tả.Các bác sĩ đang khẩn trương cấp cứu người bệnh tại BV Truyền nhiễm và NhiệtđớiQuốc gia (Ảnh VietNamNet)Định danh bệnhChỉ trong vòng trên dưới 6 tháng qua bệnh tả bộc phát 3 lần tại một số các địaphương phía Bắc nước ta. Tháng 10 năm ngoái bệnh tả xảy ra và gây ra nhiều chúý của giới truyền thông và công chúng. Đến cuối năm các giới chức y tế tuyên bốrằng bệnh đã được khống chế, nhưng đến đầu năm 2008, bệnh tả lại bộc phát lầnthứ hai! Và, mới đây nhất một “làn sóng” bệnh tả lại bộc phát với hàng trăm bệnhnhân đã nhập viện. Điều này cũng phù hợp với những dự đoán của các chuyên giarằng bệnh tả sẽ tái phát khi thời tiết bắt đầu ấm lên như hiện nay.Tuy nhiên điều đáng chú ý lần này là số ca bị nhiễm vi khuẩn tả (V. cholera) caohơn hai lần trước. Cần nhắc lại rằng năm ngoái tỉ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tảchỉ khoảng 13% (tính trên ~1800 bệnh nhân). Theo thống kê chưa đầy đủ, lần nàycó đến 70-80% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nhiễm vi khuẩn tả.Mặc dù các quan chức y tế vẫn sử dụng cụm từ tiêu chảy cấp nguy hiểm”, nhưngtheo tôi, với một tỉ lệ nhiễm khuẩn tả cao nh ư ghi nhận hiện nay, chúng ta nênđịnh danh bệnh cho đúng với thực tế khoa học: “bệnh tả”.Chúng ta cần định danh bệnh cho đúng để phòng ngừa. Không có gì phải mặc cảmvề sự hiện diện của bệnh.Bệnh tả, lị và thương hàn không phải những bệnh gì mới ở nước ta. Theo y vănquốc tế (do người Pháp ghi lại), năm 1850, một trận dịch tả xảy ra ở miền Trungvà Nam nước ta làm cho hơn 2 triệu người mắc bệnh. Năm 1885, một trận dịch lớnkhác bộc phát làm cho nhiều lính Pháp mắc bệnh; và trong số lính mắc bệnh tỉ lệtử vong lên đến 50%! Toàn quyền Paul Doumer cũng từng bị chết vì tiêu chảy, cónghi ngờ là bệnh tả. Từ năm 1910 đến 1930, trung bình mỗi năm có khoảng 5000đến 30.000 trường hợp dịch tả được ghi nhận. Năm 1961, một nạn dịch tả lớn bộcphát ở Nam Dương, và vi khuẩn V. cholerae O1 lan truyền sang đến miền Namnước ta làm cho 20.009 người mắc bệnh và 821 người chết. Từ năm 1979 đến1996, trung bình mỗi năm có khoảng 3000 tr ường hợp dịch tả được báo cáo (xemBảng 1). Phần lớn những trường hợp này xảy ra ở miền Trung và Nam, đặc biệt làcác tỉnh phía nam Trung phần như Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, v.v… Cácyếu tố nguy cơ được ghi nhận qua các tr ường hợp này liên quan đến nguồn nước:lượng mưa nhiều, nước uống thiếu vệ sinh hay bị nhiễm trùng, và thiếu cầu tiêu,cầu tiểu. Bảng 1. Số trường hợp dịch tả ở Việt Nam từ 1979 đến 1996 phân chia theo vùng Năm Số trường hợp mắc bệnh theo vùng Tỉ lệ tử Bắc Trung Nam Cao vong Nguyên (%) 1979 0 0 2017 0 9,6 1980 1685 0 6501 0 5,2 1981 442 1613 708 0 3,2 1982 0 126 1686 0 3,1 1983 78 3571 3750 0 2,0 1984 0 114 149 0 1,1 1985 381 3271 702 0 1,8 1986 1622 3147 832 0 1,2 1987 1018 218 833 0 1,1 1988 1389 916 224 12 1,6 1989 1 0 129 0 0,0 1990 0 798 1161 0 0,8 1991 3 142 0 0 2,1 1992 12 1849 649 0 0,5 1993 0 2684 776 0 0,3 1994 216 1822 626 1459 1,4 1995 814 3494 1327 453 0,7 1996 149 324 149 8 0,2 Nguồn: Daksgaard A, et al. J Clin Microbiol 1999;37(3):734-741.Yếu tố nguy cơVấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. Quansát phản ứng và phương cách đối phó của giới y tế trung ương cho thấy xu hướng“nước đến chân mới nhảy”. Thật ra, phần lớn các biện pháp ứng phó của Bộ Y tếvẫn chỉ giới hạn trong việc tuyên truyền, giáo dục, và kiểm tra vệ sinh. Nhưng sựhữu hiệu của các biện pháp này còn tùy thuộc vào kiến thức và nhận thức củangười dân, mà trong thực tế phải nói là chưa được cao.Chúng ta biết rằng bệnh tả xảy ra là do bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tả (V. cholerae).Vi khuẩn này có mặt trong nước và một số thực phẩm. Do đó, muốn phòng bệnhcó hiệu quả thì chúng ta phải biết qua các yếu tố nguy cơ của bệnh. Rất tiếc thờigian qua, vì chúng ta thiếu những nghiên cứu dịch tễ học có hệ thống nên vẫn chưabiết rõ yếu tố nguy cơ bệnh tả ở Việt Nam.Điểm qua y văn và kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng ta vài thông tincó ích. Trong thời gian 2001 đến 2004, bệnh dịch tả bộc phát ở tỉnh Sistan-va-Baluchestan, và các nhà nghiên c ứu Iran đã làm một việc có ý nghĩa: họ tiến hànhnghiên cứu dịch tễ học để hệ thống hóa đặc điểm vùng bị nhiễm vi khuẩn và nhậndạng các yếu tố nguy cơ. Kết quả phân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: