Danh mục

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.80 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muc tiêu: nêu được dịch tễ học và cách phòng bệnh; trình bày được đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và phân độ của bệnh; nêu được cách phân tuyến điều trị, tiêu chuẩn xuất viện; nắm được cách điều trị bệnh tay chân miệng độ 1,2 và độ nặng 3 , 4; nêu các biện pháp chăm sóc, theo dõi bệnh tay chân miệng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tay chân miệng ở trẻ CKI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ( hand, foot and mouth disease-HFMD) Th.BS. Nguyễn Thị Thu Ba Muc tiêu1.Nêu được dịch tễ học và cách phòng bệnh .2.trình bày được đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và phân độ của bệnh.3.Nêu được cách phân tuyến điều trị, tiêu chuẩn xuất viện.4.Nắm được cách điều trị bệnh tay chân miệng độ 1,2 và độ nặng 3 , 4.5.Nêu các biện pháp chăm sóc, theo dõi bệnh Tay chân miệng . I. ĐẠI CƯƠNG-CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ: Đây là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người ,dễ tạo thành dịch bệnh , tác nhân gâybệnh là coxsackie virus A16 và Enterovirus 71(EV71) (gặp trong vụ dịch),lẻ tẻ quanh năm gặp A4-A5,A7,A9,A10,B1,B2,B3,,B5.Ngoài ra còn gặp do Coxsackie A6,A10,EV71(B1,B2…C1,C2.C3.C4…)Việt Nam gặp C1,C4,C5.VR khó bị diệt chi ra môi trường tự nhiên,tồn tại rất lâu trong phân. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí như: Niêm mạcmiệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân ,mông, gối. Có thể gây nhiều biến chứng như viêm não -màngnão,viêm cơ tim ,phù phổi cấp , có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịpthời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân củatrẻ nhiễm bệnh (Các chất tiết của bệnh nhi ). Bệnh tay chân mịêng gặp rải rác quanh năm, ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam,bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàngnăm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinhhoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trongcác đợt bùng phát. -Tình hình mắc bệnh trên thế giới:1997 ở Malaysia,1998 ở Đài Loan, 2000 ở Singapor… -Tình hình mắc bệnh tại Việt Nam: 2003 tại TPHCM phát hiện viêm não có kèm tổn thươngTCM, 2005 được báo cáo y văn thế giới.II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG –CẬN LÂM SÀNG:2.1.CHẨN ĐOÁN : 2.1.1.Triệu chứng lâm sàng;a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày, chưa có dấu hiệu lâm sàng.b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lầntrong ngày.c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: - Loét miệng:Xuất hiện sau sốt 1-2 ngày, lúc đầu là chấm hồng ban trong vòng 24 giờ tiến triển thành mụn nước có d=2-4 mm, cuối cùng thành loét trung tâm gây đau, chảy nước miếng, ăn uống kém, vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc phần sau khoang miệng, các nếp hầu họng, lưỡi gà,cột trước amidan, khẩu cái mềm , đôi khl ở cả niêm mạc má và lưỡi; các vết loét có thể kéo dài hàng tuần lễ. - Phát ban dạng sẩn mụn nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; đùi, khuỷu tay tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm . Đôi khi dạng dát sẩn không có mụn nước; kích thước thay đổi từ 2-10 mm hình tròn hay bầu dục, nổi cộm hoặc ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau, các tổn thương da tự hết trong vòng 1 tuần, mụn nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét. Ban trong nhiễm CVA16 có dạng mụn nước lớn hơn khi nhiễm EV71.Khi nhiễm EV71 có hồng ban dạng chấm hay dạng sẩn. - Sốt nhẹ từ 2-4 ngày ( ± 7 ngày); nhiễm EV71 sốt cao >39ºC và sốt >3 ngày nhiều hơn do CVA16. - Nôn, tiêu chảy ± ho. - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng(Nhiễm EV71) - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng2.1.2.Các thể lâm sàng - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê cogiật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. - Thể cấp tính |: với bốn giai đoạn điển hình như trên - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc có triệu chứng thần kinh, timmạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng2.1.3.Diễn tiến lâm sàng: 2 TCM đơn thuần → Tổn thương thần kinh trung ương → Tổn thương thần kinh thực vật→ Suy hô hấp, tuần hoàn. → Lui bệnh hoặc tử vong, 2.1.4.Cận lâm sàng: A.Các xét nghiệm cơ bản - Công thức máu:Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường,BC tăng >16.000/mm³ thường liên quan đến biến chứng. - Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường ( Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.(Đẹn sữa-đẹn trăng)B.Các bệnh có phát ban da: - Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, t ...

Tài liệu được xem nhiều: