Danh mục

Bệnh thông liên thất ở trẻ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: nêu được định nghĩa, dịch tễ và nguyên nhân của bệnh thông liên thất (BTLT); nêu được giải phẩu bệnh và sinh lý bệnh (huyết động) BTLT; trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán BTLT; nêu được các biến chứng và tiên lượng của bệnh thông liên thất (TLT); trình bày điều trị và phòng bệnh thông liên thất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh thông liên thất ở trẻ BỆNH THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ EM Ventricular septal defect (VSD), Communication inter ventriculaire (CIV)* Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa, dịch tễ và nguyên nhân của bệnh thông liên thất (BTLT). 2. Nêu được giải phẩu bệnh và sinh lý bệnh (huyết động) BTLT 3. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán BTLT 4. Nêu được các biến chứng và tiên lượng của bệnh thông liên thất (TLT) 5. Trình bày điều trị và phòng bệnh thông liên thất.* Nội dung:1. Đại cương Bệnh tim bẩm sinh gặp khá phổ biến khoảng từ 0.5 - 0.8% trẻ sinh ra còn sống trên toàn thếgiới. Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp như thông liên thất (TLT), thông liên nhĩ (TLN), tứ chứngFallot (F4), còn ống động mạch (COĐM), trong đó đứng hàng đầu là bệnh TLT chiếm 25-30%. Ở Singapore, mỗi năm có thêm 400 trường hợp mới trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Còn ởViệt Nam hàng năm, trung bình có thêm 16.440 trẻ sơ sinh chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh. BTLT làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống củatrẻ. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng như chậm lớn, nhiễm trùng phổi tái đi lại, tăng áp hệđộng mạch phổi (TAĐMP) cố định, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK), suy tim ứhuyết,… Có thể đưa đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp kịp thời. BTLT còn ảnh hưởngđến việc học tập, sinh hoạt của trẻ và có thể ảnh hưởng đến kinh tế, tinh thần và các sinh hoạt cuộcsống hằng ngày của phụ huynh hay gia đình của bệnh nhi. Điều trị nội khoa chỉ có thể hổ trợ tạm thời như ngăn ngừa hay làm chậm tình trạng tiến triểntăng áp ĐMP dẫn đến đảo shunt hoặc điều trị các biến chứng như nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, suytim,…Trong khi đó điều trị ngoại khoa triệt để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn cho trẻ.Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẳng đã có phẩu thuật điều trị tim bẩm sinh và kết quảcũng như về mặt kỹ thuật ngày càng tốt hơn. Việc chẩn đoán sớm bệnh thông liên thất và phát hiện kịp thời những biến chứng bệnh có vaitrò hết sức quan trọng giúp định hướng điều trị sẽ có hiệu quả. Do đó việc phát hiện triệu chứng lâmsàng giúp góp phần chẩn đoán bệnh và phát hiện các biến chứng của BTLT ở trẻ em là hết sức cầnthiết, bên cạnh các khám xét cận lâm sàng. Việc phòng bệnh là có thể được nhất là tác động các yếutố ngoại lai.2. Định nghĩa và sơ lược lịch sử của bệnh thông liên thất2.1. Định nghĩa bệnh thông liên thất: - Có nhiều định nghĩa BTLT khác nhau nhưng tựu trung chủ yếu có bất thường về cấu trúcvách liên thất và rối loạn huyết động học ít hay nhiều tùy kích thước lỗ thông và luồng thông(shunt). - Có sự bất thường cấu trúc ở tim trong thời kỳ bào thai với hiện diện một hay nhiều lỗ thôngở vách liên thất, có thể tự đóng lại hay dẫn đến giảm sức co bóp của tim, cần hay không cần thiếtcan thiệp ngoại khoa. Tổn thương này hoặc đơn thuần hoặc kết hợp làm tăng áp động mạch phổi.2.2. Sơ lược lịch sử bệnh thông liên thất - Roger mô tả đầu tiên bệnh TLT vào năm 1879. - Vào năm 1898, Eisenmenger đã mô tả BTLT có tăng áp động mạch phổi và tím tái. - Đến năm 1954 Lillehei và đồng nghiệp đã điều trị bệnh TLT bằng thắt vòng đai ở động mạchphổi. Năm 1961, - W.Kirklin đã mỗ vá lỗ TLT lỗ nhỏ, tiếp đến vào năm 1969, ông đề ra biện pháp thắt vòng đaiđộng mạch phổi sau đó mổ ở lỗ TLT lớn có suy tim ở trẻ nhỏ. Như vậy từ năm 1956 đến nay trênthế giới ở các nước tiên tiến đã và đang điều trị ngoại khoa TLT ngày càng tiến bộ trong mổ tim hở 1hay bằng catheter. Gần đây Việt Nam cũng đã thực hiện được ở một số nơi như TP. HCM, Hà Nội,Huế, Đà Nẵng…3. Sơ lược đặc điểm dịch tễ và nguyên nhân thông liên thất3.1. Dịch tễ - Theo thống kê của WHO tỷ lệ mắc BTBS ngang nhau, không phân biệt chủng tộc, màu da,trình độ phát triển kinh tế và giới tính ở các nước trên thế giới. Bệnh gặp khoảng 0.5 – 0.8 % trẻsinh ra sống. Riêng bệnh TLT chiếm tỷ lệ cao nhất 25-30% trong các bệnh tim bẩm sinh. - Ở Âu Mỹ TLT chiếm tỷ lệ 28%, thấp hơn là các BTBS khác. - Châu Á: + Ở Saudi Arabia: nghiên cứu của Alabdulgader A. A. A tỷ lệ TLT 39.5% cao nhất trong cácBTBS. Nam và nữ tỷ lệ gần tương đương nhau. + Ở Việt Nam: Hoàng Trọng Kim và cộng sự: Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng I và II(1985-1994), TP. HCM qua 5.442 trẻ mắc bệnh tim có 54% BTBS. Bệnh TLT đứng hàng đầu với tỷlệ 40% rồi tới F4 16%, TLN 13%,....3.2. Nguyên nhân bệnh thông liên thất - Nguyên nhân bệnh TLT thật sự còn chưa biết rõ. - Tuy nhiên người ta có đề cập tới 1 số yếu tố như do di truyền hay gia đình: cha mẹ hay anh,chị em mắc bệnh tim bẩm sinh trong đó có bệnh TLT thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tương tự ởtrẻ có hội chứng Down cũng có nguy cơ mắc bệnh TLT cao hơn. Cha hoặc mẹ hay cả 2 nghiệnrượu, thuốc gây nghiện thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.4. Sơ lược ...

Tài liệu được xem nhiều: