Danh mục

Bệnh thường gặp ở bà mẹ sau sinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài một số bệnh hay gặp sau sinh được đề cập ở số báo trước thì sản phụ sau sinh còn có nguy cơ mắc một số bệnh tiếp theo như sau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh thường gặp ở bà mẹ sau sinh Bệnh thường gặp ở bà mẹ sau sinhNgoài một số bệnh hay gặp sau sinh được đề cập ở số báotrước thì sản phụ sau sinh còn có nguy cơ mắc một số bệnhtiếp theo như sau:Sinh đẻ là quá trình lao động cực kỳ vất vả đối với bà mẹ.Cơn co giậtCơn co giật diễn ra giống như người bị lên cơn động kinh,vì thế với bà mẹ có bệnh động kinh thì phải được bác sĩchuyên khoa phân biệt xem đó là cơn động kinh hay cơnsản giật sau đẻ. Đây cũng là một bệnh nặng, dễ làm chếtsản phụ và cho đến nay vẫn là nguyên nhân gây tử vongđứng hàng thứ ba ở nước ta sau băng huyết và nhiễm khuẩnvới các bà mẹ khi thai nghén và sinh đẻ.- Triệu chứng: Cơn sản giật thường diễn ra đột ngột trênsản phụ đã bị tăng huyết áp ngay từ lúc đang mang thai,cùng với tăng huyết áp bà mẹ có thể đi tiểu ra chất prôtêin.Ngoài 2 triệu chứng tăng huyết áp và tiểu ra prôtêin, bà mẹcó thể bị phù biểu hiện rõ nhất ở mi mắt và mặt (vào buổisáng) và ở 2 bàn chân (trong ngày). Nếu bà mẹ có thêm cáctriệu chứng nhức đầu, ù tai, hoa mắt, mờ mắt và đau bụngvùng dưới xương ức thì đã chuyển sang tình trạng tiền sảngiật, báo hiệu bước đầu của cơn sản giật.- Chuyển sản phụ tới cơ sở y tế: Đây là một tai biến nghiêmtrọng của thai nghén và sinh đẻ cần được chăm sóc và điềutrị tích cực mới mong cứu được người bệnh vì thế nhất thiếtkhông thể để người bệnh ở nhà mà phải bằng mọi cáchchuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Khi vận chuyển cầndùng một khăn mềm gấp lại, đặt giữa 2 hàm răng giữ chokhông cắn phải lưỡi nếu lên cơn tiếp theo, cần ủ ấm chongười bệnh (cơn sản giật có tỷ lệ cao vào mùa đông), đặtđầu nghiêng một bên để tránh hít phải chất dịch tiết từđường hô hấp. Nếu được cơ sơ y tế phát hiện chuyển đi,người bệnh sẽ được tiêm thuốc chống co giật trước khi vậnchuyển.- Phòng ngừa sản giật: Để phòng ngừa chỉ có một cách duynhất là người có thai phải được khám thai đều đặn nhiềulần trong suốt quá trình thai nghén; trong mỗi lần khám đó,thai phụ nhất thiết phải được khám toàn thân đặc biệt phảiđược đo huyết áp, thử nước tiểu và tình trạng phù nề đểphát hiện những dấu hiệu sớm của tiền sản giật. Khi khámthai nếu phát hiện bất thường, cán bộ y tế sẽ chuyển thaiphụ lên tuyến trên khám và theo dõi, điều trị.Thiếu máuTrong khi đẻ, bà mẹ nào cũng bị mất một số lượng máunhất định và sau đẻ dù không có biến chứng gì thì máu từtử cung cũng còn ra trong vòng trên dưới một tuần nữa.Nếu lượng máu mất nhiều hoặc cơ thể đã thiếu máu từtrước thì sau đẻ tình trạng thiếu máu sẽ nặng hơn. Lúc nàybà mẹ lại phải nuôi con và chăm sóc con nên tình trạng sứckhỏe sẽ trở nên trầm trọng.- Biểu hiện: Người bị thiếu máu thường có nước da xanhtái, nhiều “gân xanh” nổi dưới da, toàn thân mệt nhọc, thởnhanh, tim cũng đập nhanh, thường xuyên có cảm giác mệtmỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đangnằm ngồi dậy.- Phòng ngừa: Để phòng ngừa thiếu máu ngay từ khi cóthai, các bà mẹ cần uống bổ sung hàng ngày viên sắt và axitfolic để dự phòng thiếu máu khi mang thai. Trường hợp đãbị thiếu máu, bác sĩ sẽ cho liều uống tăng lên tùy mức độcần thiết. Viên sắt có thể tiếp tục uống kéo dài sau khi đẻmột tháng. Trường hợp nghi thiếu máu cần đi khám đểđược làm các xét nghiệm cần thiết và hướng dẫn cách điềutrị, dự phòng thích hợp. Nhiều sản phụ bị rối loạn tâm thần sau sinhSuy nhược cơ thểSinh đẻ là quá trình lao động cực kỳ vất vả đối với bà mẹ.Sau đẻ bà mẹ lại phải ngày đêm vất vả nuôi nấng và chămsóc cho con; ấy là không kể còn bao nỗi lo toan về côngviệc gia đình, về quan hệ chồng con và người thân thích…Tất cả những điều này khiến sức khỏe bà mẹ giảm sút và dễdàng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể sau đẻ cũng là lẽthường gặp. Nếu bà mẹ sau đẻ lại là người kiêng khem quákỹ trong việc ăn uống, vệ sinh thân thể thì đây lại là điềuthuận lợi cho các bệnh mãn tính phát triển, đặc biệt là bệnhlao có thể dẫn đến chết người mà trước đây thường gọi làtình trạng “hậu sản mòn”.- Phòng tránh: Sau sinh các sản phụ cần có một chế độ ănuống đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem nhiều vàphải luôn giữ tâm trạng ổn định thoải mái.Rối loạn tâm thầnCó một số người sau đẻ tính tình và cách cư xử với ngườichung quanh thay đổi, họ có thể trở nên lầm lì, lo hãi, lúcnào cũng thấy như mình bị theo dõi hoặc phạm phải một tộilỗi nào đó không thể tha thứ được, từ đó nhiều hành vitrong cuộc sống của họ bị thay đổi, việc chăm sóc con cóthể thiếu chu đáo. Những biến đổi về mặt tâm lý, tâm thầnnày thường không kéo dài, lâu nhất chỉ trong vài ba tháng,bà mẹ sẽ dần dần trở lại bình thường.Phòng ngừa: Gia đình và người thân cần phải biết để cóthái độ chăm sóc và đối xử đúng mực với tình thương yêugiúp cho bà mẹ có rối loạn tâm thần sau đẻ nhanh chóng trởlại trạng thái tâm lý bình thường Bác sĩ Phó Đức Nhuận Bệnh viện Phụ sản Trung Ương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: