Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân, do S.typhi gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 16 - 33 triệu người mắc bệnh thương hàn, trong đó 5 - 6 nghìn người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới đặt thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng, bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5 - 19 tuổi.Vi khuẩn gây bệnh như thế nào? Bệnh lây lan khi vi khuẩn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh thương hàn có nguy hiểm? Bệnh thương hàn có nguy hiểm? Vi khuẩn thương hàn. Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toànthân, do S.typhi gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bịnhiễm khuẩn. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 16 - 33 triệu người mắc bệnhthương hàn, trong đó 5 - 6 nghìn người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới đặt thươnghàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng, bệnh lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5- 19 tuổi. Vi khuẩn gây bệnh như thế nào? Bệnh lây lan khi vi khuẩn trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn haythức uống và truyền sang người khác. Khi theo thức ăn vào đường tiêu hóa, vikhuẩn xuyên vào thành ruột và bị thực bào bởi đại thực bào. Salmonella typhi lúcđó thay đổi cấu trúc của nó để chống lại sự phá hủy và cho phép chúng tồn tại bêntrong đại thực bào. Do đó, vi khuẩn chống lại được sự gây hại của bạch cầu hạt, bổthể và đáp ứng miễn dịch. Vi khuẩn sau đó lan tỏa theo hệ thống bạch huyết trongkhi vẫn nằm trong đại thực bào. Từ đây chúng xâm nhập hệ thống lưới nội mô vàhầu hết các cơ quan trong cơ thể. Salmonella typhi là trực khuẩn gram âm, dichuyển nhờ tiêm mao, tăng trưởng nhanh nhất ở nhiệt độ 37oC, nhiệt độ cơ thể. Thời gian ủ bệnh từ 5 - 14 ngày, vi khuẩn qua thành ruột, xâm nhập vàohạch bạch huyết mạc treo và lách. Vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rồinhiễm khuẩn khu trú chủ yếu ở hạch lympho của ruột non. Tổn thương gây cácmảng Payer viêm và có thể bị loét nặng, nhất là sau 3 tuần bị bệnh. Vi khuẩn cóthể đến phổi, túi mật, thận và hệ thần kinh trung ương. Bệnh thương hàn biểu hiện ra sao? Bệnh thương hàn có đặc trưng là sốt liên tục, sốt cao lên đến 40oC, vãnhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy không có màu. Hiếm gặp hơn là bandát, chấm màu (đỏ) hồng có thể xuất hiện. Trường hợp điển hình, diễn tiến củabệnh thương hàn không được điều trị được chia làm 4 giai đoạn riêng rẽ, mỗi giaiđoạn kéo dài khoảng 1 tuần. Tuần đầu tiên, có một sự gia tăng nhiệt độ từ từ tươngứng với chậm nhịp tim, khó chịu, nhức đầu và ho. Chảy máu mũi (chảy máu cam)ở 25% các trường hợp và đau bụng có thể có. Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu ưaaxit tương quan với tăng bạch cầu lympho, nuôi cấy máu tìm thấy Salmonellatyphi hay Paratyphi. Vào tuần thứ hai, bệnh nhân nằm liệt giường với sốt cao dạngcao nguyên quanh mức 40oC và nhịp tim chậm (tình trạng mạch nhiệt phân ly).Bệnh nhân luôn có mê sảng, li bì nhưng thỉnh thoảng bị kích thích. Do mê sảnglàm cho bệnh thương hàn có biệt danh là sốt thần kinh. Chấm ban hồng xuấthiện ở phần thấp của ngực và bụng ở khoảng 1/3 bệnh nhân. Khám thấy có ranngáy ở đáy phổi. Bụng trướng căng và đau ở 1/4 dưới phải, nơi có thể nghe đượcsôi bụng. Tiêu chảy có thể xảy ra trong giai đoạn này, đi tiêu 6 - 8 lần/ngày, phânmàu xanh lục, mùi đặc trưng, nhiều trường hợp lại gặp táo bón. Gan và lách to,mềm và xét nghiệm thấy men transaminases tăng. Phản ứng Widal dương tính rõvới kháng thể kháng O và kháng H. Nuôi cấy máu thỉnh thoảng vẫn dương tínhtrong giai đoạn này. Tuần thứ ba của thương hàn, một số biến chứng có thể xảy ranhư: xuất huyết tiêu hóa do chảy máu từ mảng Peyer ở ruột gây xung huyết; có thểrất trầm trọng nhưng thường không gây tử vong; thủng ruột non ở đoạn xa hồitràng, đây là biến chứng rất nặng và thường gây tử vong, nó có thể xảy ra màkhông có triệu chứng cảnh báo cho đến khi nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạclan tỏa; viêm não; gây mủ ở cơ quan khác, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc, viêmxương. Nhiệt độ tiếp tục tăng và rất ít dao động suốt hơn 24 giờ. Mất nước xảy rasau đó và bệnh nhân mê sảng. Cuối tuần thứ ba, sốt bắt đầu giảm, tiếp tục đếntuần thứ 4 và tuần cuối cùng. Nếu không bị biến chứng, bệnh nhân sẽ khá dần lênsau một giai đoạn từ 7 - 10 ngày nhưng bệnh có thể tái phát 2 tuần sau khi đã luibệnh. Bệnh cần phân biệt với các bệnh dạ dày ruột và các bệnh nhiễm khuẩn kháccũng có một số ít dấu hiệu lâm sàng giống thương hàn như: lao, viêm nội tâm mạc,bệnh do brucella, u lympho, sốt Q, đôi khi phải chẩn đoán phân biệt với cả viêmgan virut, sốt rét hay bệnh lỵ amip. Phương pháp phòng và chữa bệnh Tiêm phòng bệnh cho các đối tượng là người có tiếp xúc với bệnh nhântrong cùng gia đình, các hộ sống cùng địa bàn dân cư nơi ổ bệnh xuất phát, ngườiđến vùng có dịch tễ và khi có dịch xảy ra. Hiện nay có vaccin uống nhiều lần vàvaccin tiêm một lần, tác dụng như nhau, nhưng dạng uống ít tác dụng phụ hơn.Khi cần phải nhắc lại sau 5 năm cho loại uống và sau 3 năm cho loại tiêm. Xử lýtốt các chất thải, bảo vệ nguồn nước và thực phẩm khỏi bị nhiễm bẩn là các biệnpháp y tế cộng đồng rất quan trọng để phòng bệnh. Những người lành mang vikhuẩn không được phép làm việc ở nơi có liên quan đến dịch vụ ăn uống. Kháng sinh như ampicillin, chlorampheni ...