Danh mục

BỆNH THỦY ĐẬU ( Chickenpox ) (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.73 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHẨN ĐOÁN: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào:- Bệnh khởi phát đột ngột - Triệu chứng toàn thân nhẹ- Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh, chỉ có nốt phỏng nước không có mụn mủ (nếu không nhiễm khuẩn).- Ban mọc không tuần tự, mọc nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày. Ban mọc cả trong chân tóc. Trên cùng một vùng da, có nhiều tuổi ban khác nhau.- Khi ban lặn không để lại sẹo vĩnh viễn.- Bạch cầu máu ngoại vi giảm, lympho bào tăng. - Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chưa bị bệnh.2. Chẩn đoán...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH THỦY ĐẬU ( Chickenpox ) (Kỳ 2) BỆNH THỦY ĐẬU ( Chickenpox ) (Kỳ 2) III. CHẨN ĐOÁN: 1. Chẩn đoán xác định: dựa vào: - Bệnh khởi phát đột ngột - Triệu chứng toàn thân nhẹ - Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh, chỉ có nốt phỏng nước không có mụnmủ (nếu không nhiễm khuẩn). - Ban mọc không tuần tự, mọc nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày. Ban mọc cảtrong chân tóc. Trên cùng một vùng da, có nhiều tuổi ban khác nhau. - Khi ban lặn không để lại sẹo vĩnh viễn. - Bạch cầu máu ngoại vi giảm, lympho bào tăng. - Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chưa bị bệnh. 2. Chẩn đoán phân biệt: - Với đậu màu thể nhẹ và thể cụt, tuy không có mụn mủ, nhưng mụn sẽmọc theo thứ tự, cùng lứa tuổi. Khi mụn đậu mọc thì nhiệt độ giảm, bạch cầu tăng. Trong một số trường hợp nên dựa vào huyết đồ theo E. Weil: Đậu mùa Thuỷ đậu Hồng cầu giảm - có nhân bình thường Bạch cầu đa nhân tăng bình thường Tuỷ bào giảm bình thường Đơn nhân lớn tăng bình thường hoặc Bạch cầu tăng giảm Đơn nhân có bình thường hoặc giảm không - Phân biệt với ngưu đậu toàn thân (sau chủng vacxin đậu mùa) thường biếnchứng cục bộ, chỗ tiêm chủng ban cũng xuất hiện một lúc, có nhiều tuổi dưới dạngnốt phỏng, không có mụn mủ. Sau ba ngày đã bắt đầu khô, không để lại sẹo, xuấthiện sau khi tiêm chủng 8-10 ngày. - Phân biệt với một số bệnh ngoài da ở trẻ em gây nốt phỏng nhất là chốclở. IV. ĐIỀU TRỊ: 1. Nguyên tắc: - Cách ly để đề phòng lây lan. - Không có thuốc đặc trị, nên điều trị triệu chứng giải độc. - Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm. - Thời gian cách lý tới khi ban hết mọc, vẩy đã bong hết. 2. Điều trị cụ thể: - Khi trẻ sốt cao, cần cho uống thuốc hạ nhiệt: Paracetamol... Uống thuốcan thần chống co giật: Gacdenal, Seduxen, Canxi bromua 3%... - Chống ngứa bằng các thuốc kháng Histamin như: Dimedrol 10/00 - Khi có bội nhiễm: dùng kháng sinh thích hợp. Cho các loại vitamin... - Đặc biệt chú ý tới công tác săn sóc: • Cho bệnh nhân nằm buồng thoáng, tránh gió lùa, đề phòng biến chứng. • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch Axit Boric 1%. • Vệ sinh tai mũi họng. • Vệ sinh da: giữ cho da khô sạch, không để cho trẻ gãi. Các nốt loét phảichấm dung dịch Xanh Metylen hoặc Thuốc Tím 1/4000, mặc quần áo mềm sạch. • Đảm bảo ăn lỏng, ấm, đủ dinh dưỡng, đủ ca lo. V. DỰ PHÒNG: - Thường bệnh thuỷ đậu là cách ly tại nhà, chỉ đưa đi viện những trườnghợp nặng, biến chứng. Thời gian cách ly sau khi mọc ban đợt cuối cùng 5 ngày. - Tẩy uế buồng bệnh hàng ngày. - Trẻ em ở tuổi vườn trẻ và mẫu giáo chưa bị thuỷ đậu, mà tiếp xúc vớibệnh nhân thuỷ đậu phải giữ tại nhà 11 đến 21 ngày, sau khi tiếp xúc. - Nên tiêm Gamma globulin 3ml bắp thịt cho trẻ em yếu chưa bị thuỷđậu.

Tài liệu được xem nhiều: