Danh mục

Bệnh thuỷ đậu đừng nên coi thường!

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh thuỷ đậu đừng nên coi thường!Y học hiện đại đã tìm ra thủ phạm gây thuỷ đậu là varicella zoster virus (VZV). Thuỷ đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như: viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thuỷ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh thuỷ đậu đừng nên coi thường! Bệnh thuỷ đậu đừng nên coi thường!Y học hiện đại đã tìm ra thủ phạm gây thuỷ đậu là varicella zoster virus (VZV). Thuỷ đậulây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùngcác nốt ban dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớnlên.Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻtrong thời thơ ấu như: viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thuỷ đậu. Riêngphụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thuỷ đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.Những trẻ nào dễ mắc bệnh?Bệnh thuỷ đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ, là bệnh sốt phát ban có bóng nướcgây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi làbệnh trẻ em. 90% những trẻ sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với trẻ mắcbệnh thuỷ đậu đều có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh, trẻ chưa tiêm ngừa hoặc bị bệnhsuy giảm miễn dịch sẽ bị bệnh nặng hơn những trẻ khác. Sau khi mắc bệnh, trẻ sẽ cómiễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc bệnh lần thứ 2. Tuy nhiên, vẫn gặp các trường hợptái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Mặt khác, bệnh cũng truyền quanhau thai từ mẹ sang con khi mẹ mang thai bị nhiễm thuỷ đậu.Bệnh để lại các nốt ban dẫn đến sẹo nếu không được chữa trị đúng.Lây lan rất dễ dàngTrẻ bị thuỷ đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Khichúng ta hít vào thì virus theo vào cơ thể sinh sôi thành “tập đoàn” hoặc khi tiếp xúc gầnvới mụn nước của trẻ đang bệnh cũng có thể bị lây nhiễm. Thậm chí có thể lây khi trẻtiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi của bạn… có chứa virus gây bệnh. Bệnhthuỷ đậu rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như: nhà trẻ, trường mẫu giáo,trường học do các nguyên nhân như phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòngngừa.Đừng nên coi thường bệnh nàyThống kê tại BV. Nhi Đồng 1 TP.HCM cho thấy, bệnh xảy ra tập trung từ tháng 2 - 6hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3.Một số trẻ do không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay vào mụnnước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, và lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thươngnông ở bề mặt da, nay các vi khuẩn “đánh hội đồng” làm tổn thương sâu da bé, khi lànhbệnh, nơi đây tạo thành những sẹo. Lúc ấy, với các mẹ là “sự hối hận muộn màng”, còntrẻ sẽ mất tự tin khi lớn lên.Trường hợp hiếm, nhưng đã xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém là virus“chẳng thèm” ở ngoài lớp da bên ngoài, mà chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quannhư: thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, có thể cogiật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thuỷ đậu. Những trường hợp nàynếu tích cực hồi sức, chữa trị thì cũng để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh, trítuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thuỷ đậu.Một con siêu vi tưởng như chỉ hoành hành ngoài da rồi “hồ biến” nhưng chúng vẫnkhông từ bỏ cơ hội để chui vào trong cơ thể của bé mà gây hại, để lại di chứng suốt đời.Các bà mẹ cần làm gì?Các bà mẹ thường lo lắng: bệnh sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da, làm xấu trẻ. Tuy vậy, lạicó những chăm sóc tại nhà không đúng như: tránh ánh sáng, cữ nước, kiêng gió; điều trịtheo lời mách bảo như: bôi phấn rôm, đắp lá cây, chọc vỡ các mụn nước gây biến chứngnhiễm trùng; hoặc tự ý dùng thuốc có chứa corticoids thường làm nặng thêm tình trạngbệnh.Bệnh thuỷ đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữuhiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Vắcxin được dùng tiêm ngừa chongười khoẻ mạnh, chưa mắc bệnh thuỷ đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi. Liều tiêm ngừachia làm 2 nhóm tuổi: từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều. Cũng có thể tiêm thêm 1 liềuvắc-xin thuỷ đậu nữa để gia tăng hiệu quả bảo vệ tối đa cho trẻ, tránh bị mắc thuỷ đậumặc dù trẻ đã được tiêm ngừa 1 liều vắc-xin trước đó, do miễn dịch của trẻ đối với thuỷđậu giảm theo thời gian và dịch bùng phát quá lớn. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở đi tiêm 2liều, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 6 tuần.Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gâykhan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thểmắc bệnh, do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Sản, Nhi, Trung tâm y tế dự phòng để được tưvấn tiêm ngừa thuỷ đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêmngừa để được bảo vệ khỏi bị thuỷ đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch. ...

Tài liệu được xem nhiều: