Tiêu chảy là một bệnh của hệ tiêu hóa. Trong dân gian có vùng gọi là "thác dạ" hoặc "tháo dạ". Các triệu chứng điển hình là đi ngoài trên 3 lần mỗi ngày, phân có nước dính, có hoặc không lẫn máu. Tác nhân gây bệnh có nhiều nhưng chủ yếu là nhiễm khuẩn, nhiễm virut do ăn uống không vệ sinh, ăn phải đồ thiu, mốc, đồ ăn nhiễm khuẩn, virut hoặc ăn nhiều đồ ăn sống, nấu không kỹ. Nếu bệnh phát nhanh và khỏi trong vòng 14 ngày thì gọi là tiêu chảy cấp còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tiêu chảy và thuốc chữa Bệnh tiêu chảy và thuốc chữa Vi khuẩn Samonella. Tiêu chảy là một bệnh của hệ tiêu hóa. Trong dân gian có vùng gọi làthác dạ hoặc tháo dạ. Các triệu chứng điển hình là đi ngoài trên 3 lầnmỗi ngày, phân có nước dính, có hoặc không lẫn máu. Tác nhân gây bệnh có nhiều nhưng chủ yếu là nhiễm khuẩn, nhiễm virut doăn uống không vệ sinh, ăn phải đồ thiu, mốc, đồ ăn nhiễm khuẩn, virut hoặc ănnhiều đồ ăn sống, nấu không kỹ. Nếu bệnh phát nhanh và khỏi trong vòng 14 ngàythì gọi là tiêu chảy cấp còn kéo dài hơn là tiêu chảy mạn tính. Bù nước và chất điện giải Điều trị cho trẻ bị tiêu chảy tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: LH Tiêu chảy là một trong những bệnh tuy không khó chữa nhưng lại là bệnhnguy hiểm do làm mất nước, rối loạn điện giải trong cơ thể dẫn đến suy kiệt, trụytim mạch và tử vong. Vì thế, trong điều trị tiêu chảy, việc bù nước, chất điện giảiđược coi trọng hàng đầu. Khi bị bệnh tiêu chảy, hệ nhung mao trong niêm mạcruột tăng tiết khiến lượng nước và chất dinh dưỡng không được hấp thu. Mặt khác,nhu động ruột lại tăng lên vì thế khiến người bệnh thường đau bụng, tăng số lần đingoài, tăng lượng phân và nước theo phân. Tuy nhiên, hệ niêm mạc này lại vẫn cókhả năng hấp thu nước nên việc bổ sung nước và chất điện giải vẫn có tác dụng rấttốt. Mặt khác, lúc bị bệnh, bệnh nhân thường khát nên thuận lợi cho việc bổ sungnước. Các dung dịch bù nước thông dụng là ORS (hay Oresol), viên Hydrite,dung dịch muối đường... Pha dung dịch bù nước đúng giúp người bệnh mau hồiphục và giảm thiểu sụt cân lúc tiêu chảy. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước chín đểnguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước). Mỗi viên Hydrite pha với200ml nước. Dung dịch muối đường pha từ 1 lít nước với 1 muỗng cà phê muốigạt ngang và 8 muỗng cà phê đường gạt ngang. Dung dịch bù nước pha quá 12 giờphải bỏ đi và pha lại dung dịch mới. Trường hợp mất nước, chất điện giải nhiềuphải dùng dung dịch tiêm truyền natriclorua 0,9% hay dung dịch ringer lactat.Việc bù nước cần phải đủ lượng và kịp thời. Nếu bù nước chậm, hiệu quả sẽ kém,thậm chí gây tử vong. Nhưng cũng không truyền thừa, truyền quá nhanh, vì sẽ gâyrối loạn do thừa hay gây sốc. Phải truyền trong điều kiện nhà cửa, phương tiện bảođảm, có nhân viên chuyên môn theo dõi, chuẩn bị sẵn phương tiện và thuốc chốngsốc. Theo quan niệm của một số nhà y học, tiêu chảy thực chất là một phản ứngtích cực của cơ thể trước tấn công của các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đườngtiêu hóa. Vì thế, theo họ việc cần thiết là bù nước và điện giải, ngoài ra không cầndùng bất kể loại thuốc nào khác. Việc sử dụng các thuốc cầm đi ngoài sẽ ngăncản quá trình đào thải tự nhiên này của cơ thể dẫn đến bệnh lâu khỏi. Thuốc điều trị Cũng phải thừa nhận vai trò của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị cáctrường hợp đã được xác định có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sử dụngkháng sinh nào, liều lượng ra sao phải căn cứ vào việc xác định chính xác các vikhuẩn gây bệnh. Nguyên nhân do nhiễm Escherichia Coli đây là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy trên người và gia súc. E.Coliđược xem là vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm thực phẩm và nước được đánh giá dựatrên số lượng của chúng. Với các chủng E.Coli thông thường, có thể dùng bactrim,berberin. Trường hợp E.Coli đã kháng thuốc phải dùng đến fluoroquinolon. Vớitrường hợp E.Coli sinh độc tố thì không dùng kháng sinh vì chúng làm tăng sựphóng thích độc tố, gây chứng tán huyết, urê huyết cao. Nguyên nhân donhiễm Samonella: Salmonella theothức ăn vào đường tiêu hóa và phát triển ở đó, một số khác đi vào hệ bạch huyếtvà tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết. Nhưng vì Salmonella là vi khuẩn ưa môitrường ruột nên lại nhanh chóng trở về ruột gây viêm ruột. Nội độc tố sẽ đượcthoát ra khi vi khuẩn bị phân hủy trong máu cũng như ở ruột, gây nhiễm độc cấpvới hội chứng rối loạn tiêu hóa khá nặng nề, nhưng chỉ sau 1-2 ngày bệnh nhânnhanh chóng trở lại bình thường không để lại di chứng. Ở người già yếu và trẻ nhỏcó thể nặng hơn, đôi khi có tử vong. Các chủng Samonella thông thường (gọichung là S.non-typhi) hay bị nhiễm vào thức ăn. Chỉ khi nhiễm một lượng lớn,sinh ra đủ độc tố, mới gây nhiễm độc. Biểu hiện thường dữ dội (đau quặn bụng, đingoài nhiều lần, sốt). Nhưng khi tách khỏi nguồn lây (thức ăn) thì bệnh khôngnặng thêm. Chỉ cần dùng thuốc chữa triệu chứng. Với người khỏe mạnh, khôngcần thiết dùng kháng sinh. Với trẻ nhỏ, người già nếu cần thì dùng bactrim, nếu bịkháng thì dùng fluoroquinolon. Riêng trường hợp nhiễm Salmonella enterica typhi (chủng thương hàn) cầnphải dùng kháng sinh đặc hiệu chữa dứt điểm, cắt đứt nguồn lây (tiệt khuẩn cácbệnh phẩm), nếu không, sẽ phát thành dịch. Ở một số vùng (xa xôi, ít dùng khángsinh, chưa bao gi ...