Danh mục

Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 11)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

9. Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot). 9.1. Đại cương và phân loại:+ Là loại bệnh tim bẩm sinh có tím, chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh.+ Tứ chứng Fallot bao gồm các bệnh:- Thông liên thất: hay gặp ở phần màng hoặc phần cơ tiếp xúc với phần màng của vách liên thất.- Hẹp dưới van động mạch phổi do phì đại phần phễu, ít khi hẹp động mạch phổi ở các vị trí khác.- Phì đại thất phải do hậu quả của hẹp dưới van động mạch phổi. - Động mạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 11) Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 11) TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY) 9. Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot). 9.1. Đại cương và phân loại: + Là loại bệnh tim bẩm sinh có tím, chiếm khoảng 10% tổng số bệnhnhân có bệnh tim bẩm sinh. + Tứ chứng Fallot bao gồm các bệnh: - Thông liên thất: hay gặp ở phần màng hoặc phần cơ tiếp xúc với phầnmàng của vách liên thất. - Hẹp dưới van động mạch phổi do phì đại phần phễu, ít khi hẹp độngmạch phổi ở các vị trí khác. - Phì đại thất phải do hậu quả của hẹp dưới van động mạch phổi. - Động mạch chủ cưỡi lên vách liên thất. Đôi khi còn kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác như: . Động mạch chủ xuất phát từ thất phải. . Thông liên nhĩ týp 1 hoặc 2, gọi là ngũ chứng Fallot (Pentology). . Thất phải 2 buồng. . Không có van động mạch phổi hoặc thiểu sản động mạch phổi. + Phân loại: dựa theo mức độ áp lực thất phải và thất trái, mức hẹp tắcphần tống máu của thất phải và thông liên thất, người ta chia làm 5 loại: - Fallot nặng: có thiểu sản van động mạch phổi, dòng máu lên phổi phụthuộc vào tuần hoàn bên của mạch máu phế quản hoặc tồn tại ống động mạch. - Fallot kinh điển: có shunt từ phải qua trái, biểu hiện tím tái nặng, ngón taydùi trống. - Fallot mức độ trung bình: shunt 2 chiều, thường không có tím khi nghỉngơi, mạch máu phổi bình thường. - Fallot có thông liên thất chiếm ưu thế: do hẹp động mạch phổi nhẹ nênshunt trái qua phải chiếm ưu thế qua lỗ thông liên thất, bệnh kéo dài với suy timmạn tính. - Fallot với hẹp động mạch phổi chiếm ưu thế: lỗ thông liên thất nhỏ,động mạch phổi hẹp nặng, áp lực động mạch phổi tăng cao gần bằng áp lựcđộng mạch ngoại vi. 9.2. Bệnh sinh: Bệnh phụ thuộc vào 2 yếu tố. - Kích thước của lỗ thông liên thất. - Mức độ tắc hẹp của động mạch phổi. Khi lỗ thông liên thất lớn, áp lực thất trái và thất phải cân bằng nhau;nếu hẹp động mạch phổi không nhiều thì áp lực thất phải không cao hơn áplực động mạch ngoại vi gây shunt 2 chiều: . Shunt trái qua phải ở thời kỳ thất co đồng thể tích và thời kỳ tâm trương. . Shunt phải qua trái ở thời kỳ tâm thu. 9.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: 9.3.1. Triệu chứng lâm sàng: - Cơ thể chậm phát triển, chóng mệt mỏi khi vận động thể lực, dễ bịngất, lịm, tím tái, đôi khi bị co giật do thiếu oxy não. - Tím: có khi tím ngay sau khi sinh, có khi sau vài tháng hoặc ở tuổi thiếuniên. Khi có khó thở thì phải ngồi xổm thì đỡ (do lúc đó động mạch phổi đỡ bịco thắt hơn nên giảm dòng shunt phải qua trái). - Ngón tay dùi trống xuất hiện sớm, có khi có từ khi trẻ dưới 1 tuổi,triệu chứng này rõ và nặng hơn ở tuổi thiếu niên. - Lồng ngực biến dạng. - Tĩnh mạch cổ nổi và đập theo nhịp tim. - Nghe thấy tiếng thổi tâm thu mạnh ở liên sườn II-III dọc bờ tráixương ức do hẹp động mạch phổi và tiếng thổi tâm thu mạnh ở liên sườn III-IVcạnh ức trái do thông liên thất, T2 mờ hoặc mất. Rung miu tâm thu tại các vùngnghe tim trên. - Thất phải to và đập mạnh ở vùng thượng vị [Hartzer (+)]. 9.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng: - Tăng hồng cầu (6-10 triệu/mm3), tăng hematocrit 60-70%. - X quang: thất phải to ra, cung động mạch phổi xẹp, phổi sáng, độngmạch chủ giãn. - Điện tim: trục phải, phì đại thất phải mạnh, giãn nhĩ phải. - Siêu âm: có thể thấy được lỗ thông liên thất, vách liên thất vận độngnghịch thường; phì đại phần tống máu của động mạch phổi; thành thất phải phìđại và kích thước thất phải thì tâm trương lớn; nhìn được dòng máu qua lỗthông liên thất; thấy động mạch chủ cưỡi lên vách liên thất. - Thông tim: có giá trị chẩn đoán xác định. . áp lực thất phải bằng thất trái, tăng chênh áp giữa thất phải và độngmạch phổi. . Giảm độ bão hoà ôxy ở thất trái. . ống thông tim phải sang được thất trái và lên được động mạch chủqua lỗ thông liên thất. . Chụp buồng thất phải cản quang thấy thuốc sang cả thất trái và lênđộng mạch chủ, thấy được cả chỗ hẹp động mạch phổi. 9.4. Chẩn đoán: 9.4.1. Chẩn đoán xác định: - Lâm sàng: tím, ngón tay dùi trống, tiếng thổi tâm thu và rung miu tâmthu ở liên sườn III- IV cạnh ức trái. - X quang: giãn thất phải. - Điện tim: dày thất phải mạnh. - Siêu âm: thấy hình ảnh của tứ chứng Fallot. - Thông tim cho chẩn đoán xác định. 9.4.2. Chẩn đoán phân biệt: - Với bệnh tim bẩm sinh có tím: . Thông liên nhĩ, thông liên thất đã có đảo shun ...

Tài liệu được xem nhiều: