Danh mục

Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3. Thông liên nhĩ (Atrial septal defect). 3.1. Định nghĩa:Thông liên nhĩ là tình trạng còn lỗ thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải ở vách liên nhĩ. Đây là bệnh tim bẩm sinh hay gặp ở tuổi trưởng thành, đôi khi kèm theo các dị tật khác; nữ bị nhiều hơn nam.3.2. Phân loại: Dựa vào vị trí lỗ thông, người ta chia ra 3 loại:- Lỗ thông tiên phát (primum atrial defect): lỗ thông nằm ở phía dưới lỗ bầu dục, ngay bờ trên của vòng van nhĩ-thất; hay gặp ở bệnh nhân có hội chứng Down...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 3) Bệnh tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành (Adult congenital heart disease) (Kỳ 3) TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY) 3. Thông liên nhĩ (Atrial septal defect). 3.1. Định nghĩa: Thông liên nhĩ là tình trạng còn lỗ thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải ởvách liên nhĩ. Đây là bệnh tim bẩm sinh hay gặp ở tuổi trưởng thành, đôi khikèm theo các dị tật khác; nữ bị nhiều hơn nam. 3.2. Phân loại: Dựa vào vị trí lỗ thông, người ta chia ra 3 loại: - Lỗ thông tiên phát (primum atrial defect): lỗ thông nằm ở phía dưới lỗbầu dục, ngay bờ trên của vòng van nhĩ-thất; hay gặp ở bệnh nhân có hội chứngDown hoặc ở người có bệnh hẹp lỗ van 2 lá bẩm sinh tạo ra hội chứngLutembacher. - Lỗ thông thứ phát (secundum atrial defect): là lỗ thông ở lỗ bầu dục; làloại hay gặp trên lâm sàng. - Lỗ thông dạng xoang tĩnh mạch (sinus venous defect): ở phần caocủa vách liên nhĩ; thường phối hợp với dị tật tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ phải hoặcđổ vào tĩnh mạch chủ trên. 3.3. Huyết động học: Bình thường áp lực nhĩ trái (2-12 mmHg) cao hơn áp lực nhĩ phải(2-6 mmHg), nên khi còn lỗ thông liên nhĩ thì dòng máu sẽ đi từ nhĩ trái sangnhĩ phải xuống thất phải gây tăng thể tích tâm trương thất phải, tăng lượng máulên động mạch phổi sẽ gây tăng áp lực động mạch phổi. Tăng áp lực độngmạch phổi kéo dài sẽ dẫn đến tăng sức kháng toàn phổi và áp lực nhĩ phải sẽcao hơn nhĩ trái nên xuất hiện đảo shunt gây triệu chứng tím trên lâm sàng. 3.4. Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào kích thước lỗ thông, mức độ tănggánh tâm trương thất phải và mức độ tăng áp lực động mạch phổi. - Giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng nên khôngđược chẩn đoán, đến tận tuổi trưởng thành mới phát hiện ra bệnh. Bệnh nhânthường phát triển bình thường hoặc hơi nhỏ so với lứa tuổi. - Khi có triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thấy khó thở, hay ho ra máu,hay bị viêm phổi do tăng áp lực động mạch phổi. - Nghe tim có tiếng thổi tâm thu ở van động mạch phổi do có một lượngmáu đi từ nhĩ trái qua nhĩ phải xuống thất phải gây nên hẹp động mạch phổi cơnăng. ít khi có rung miu tâm thu. Tại ổ van động mạch phổi luôn có T2 đanh, tách đôi cố định, khôngthay đổi theo nhịp thở do tăng áp lực động mạch phổi. - Các triệu chứng của suy tim phải: tim phải đập ở mũi ức [dấu hiệuHartzer (+)], có thể có thổi tâm thu ở mũi ức do hở van 3 lá cơ năng [dấu hiệuRivero-Carvalho (+)]. - Khi dòng shunt đổi chiều từ nhĩ phải sang nhĩ trái thì thấy tiếng thổitâm thu và tiếng T2 giảm cường độ, xuất hiện tím ở các đầu ngón tay, chân, ởmũi, môi... Ngón tay dùi trống là hậu quả của sự thiếu ôxy động mạch kéo dàigây phát triển tổ chức liên kết và giãn mao mạch, tĩnh mạch đầu chi. - Đôi khi có loạn nhịp tim các loại. - Hồng cầu và hematocrit tăng dễ gây hình thành cục tắc ở tĩnh mạch.Cục tắc có thể di chuyển về tim phải gây tắc động mạch phổi; cục tắc cũng cóthể qua lỗ thông liên nhĩ gây tắc động mạch ngoại vi; hoặc tắc ở động mạchnão. 3.5. Triệu chứng cận lâm sàng: 3.5.1. X quang: + Chiếu tim thấy động mạch phổi vồng và đập mạnh. + Chụp tim-phổi tư thế thẳng: - Phổi ứ huyết, kém sáng. - Động mạch phổi vồng. - Giãn các cung nhĩ trái, nhĩ phải và thất phải. + Chụp X quang tư thế nghiêng trái: - Nhĩ trái chèn thực quản (khi có uống baryt). - Thu hẹp hay mất khoảng sáng sau xương ức do thất phải to. 3.5.2. Điện tim: + Loại thứ phát: trục phải, tăng gánh thất phải, dày nhĩ phải, blốc nhánhphải bó His hoàn toàn hay không hoàn toàn. + Loại lỗ thông tiên phát: tim nằm ngang, QRS giãn rộng, trục trái, blốcnhĩ-thất cấp 1. + Loại xoang tĩnh mạch: nhiều ngoại tâm thu nhĩ, blốc nhĩ-thất cấp 1. Cả 3 thể đều có phì đại thất phải, giãn nhĩ phải và nhĩ trái ở giaiđoạn sau. 3.5.3. Siêu âm tim: Siêu âm tim có thể xác định được tương đối chắc chắn chẩn đoán thôngliên nhĩ, nhất là siêu âm qua thực quản. - Triệu chứng trực tiếp: nhìn được lỗ thông liên nhĩ và luồng máu điqua lỗ thông liên nhĩ, rõ nhất là trên siêu âm qua thực quản. - Triệu chứng gián tiếp: . Tăng áp lực động mạch phổi; đảo ngược vận động vách liên thất. . Giãn, phì đại thất phải. Bằng siêu âm, người ta còn có thể tính được thể tích máu đi qua lỗthông trong mỗi chu chuyển tim, đo được kích thước lỗ thông giúp cho chỉ địnhphẫu thuật. Siêu âm cản âm cũng rất có giá trị trong chẩn đoán. 3.5.4. Thông tim: - Có bước nhảy về độ bão hoà ôxy giữa xoang tĩnh mạch và nhĩ phải. ởnhĩ phải, độ bão hoà ôxy t ...

Tài liệu được xem nhiều: