Danh mục

Bệnh trùng loa kèn

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Dấu hiệu bệnh lý Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên mang và các phần phụ của tôm, trên thân và các chi của ếch, ba ba, trên vỏ, chân của ốc. Chúng bám nhiều thành búi trắng dễ nhầm với nấm thuỷ mi. Sự ký sinh của trùng loa kèn ảnh hưởng đến hô hấp và sinh trưởng của các động vật là ký chủ. Bệnh có thể độc lập hoặc kết hợp với ký sinh trùng đơn bào khác, gây bệnh làm cá chết hàng loạt. 2. Tác nhân gây bệnh Ký sinh ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh trùng loa kèn Bệnh trùng loa kèn 1. Dấu hiệu bệnh lý Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên mang và các phần phụ của tôm, trên thân và các chi của ếch, ba ba, trên vỏ, chân của ốc. Chúng bám nhiều thành búi trắng dễ nhầm với nấm thuỷ mi. Sự ký sinh của trùng loa kèn ảnh hưởng đến hô hấp và sinh trưởng của các động vật là ký chủ. Bệnh có thể độc lập hoặc kết hợp với ký sinh trùng đơn bào khác, gây bệnh làm cá chết hàng loạt. 2. Tác nhân gây bệnh Ký sinh ở động vật thuỷ sản Việt Nam thường gặp 4 giống thuộc 2 họ, ký sinh ở cá, ba ba, ếch, tôm nước ngọt thường gặp giống Epistylis và Apiosoma. Có dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ngược, nên có tên là trùng loa kèn. 3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh gặp ở tất cả các loài thuỷ sản như: cá, ba ba, ếch, tôm..., chúng thường gây bệnh ở giai đoạn cá giống. Bệnh xuất hiện và gây bệnh quanh năm nhưng chủ yếu là mùa xuân, thu ở miền Bắc. 4. Phòng và trị bệnh Đối với bệnh do trùng loa kèn ký sinh ở cá, tôm nước ngọt, có thể dùng biện pháp phòng trị tương tự như bệnh trùng bánh xe, dùng CuSO4 tắm cho cá 2- 5ppm (2-5g/m³ nước) trong thời gian 5-15 phút hoặc hoà tan thuốc phun xuống ao với nồng độ 0.5- 0.7ppm. Tắm nước muối 2-4% cho cá nước ngọt bị bệnh

Tài liệu được xem nhiều: