Thông tin tài liệu:
1.2.4. Cận lâm sàng: + Xét nghiệm sinh hoá: rối loạn dung nạp đường gặp ở 50% các trường hợp, đái tháo đường 10% do GH có tác dụng chống lại tiết insulin; dễ có hiện tượng kháng insulin; Ca++ huyết bình thường nhưng canxi niệu tăng, có thể tăng phospho huyết tương. + Định lượng hormon:
Bình thường nồng độ GH 10ng/ml, có khi đến 200- 300ng/ml lúc đói vào buổi sáng, mất nhịp tiết trong 24 giờ: GH không tăng vào đầu giấc ngủ (như bình thường).
Phần lớn tác dụng tăng trưởng của GH qua yếu tố tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 3)
Bệnh tuyến yên
(diseases of the pituitary)
(Kỳ 3)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
1.2.4. Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm sinh hoá: rối loạn dung nạp đường gặp ở 50% các trường
hợp, đái tháo đường 10% do GH có tác dụng chống lại tiết insulin; dễ có hiện
tượng kháng insulin; Ca++
huyết bình thường nhưng canxi niệu tăng, có thể tăng phospho huyết
tương.
+ Định lượng hormon:
Bình thường nồng độ GH< 8ng/ml (8µg/l), trong bệnh to đầu chi nồng
độ GH tăng > 10ng/ml, có khi đến 200- 300ng/ml lúc đói vào buổi sáng, mất
nhịp tiết trong 24 giờ: GH không tăng vào đầu giấc ngủ (như bình thường).
Phần lớn tác dụng tăng trưởng của GH qua yếu tố tăng trưởng 1 giống
insulin (insulin like growth factor 1- IGF 1 hay somatomedin C). Vì sự tiết GH
theo từng giai đoạn và thời gian bán hủy ngắn, định lượng IGF-1 là tốt trong
bệnh to đầu chi. Bình thường IGF-1 = 10- 50 nmol/l. Các hormon khác: ACTH,
TSH, PRF, hormon sinh dục có thể tăng.
+ X-quang: hố yên và xoang trán rộng, dày màng xương, thưa xương, gù
vẹo cột sống, gai xương.
1.2.5. Tiến triển và biến chứng:
+ Tiến triển:
- Tiến triển thông thường: chậm và từ từ, có những đợt cấp: cơn vã mồ
hôi, đau khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường.
- Tiến triển cấp: adenoma bị hoại tử và bệnh có thể khỏi tự nhiên làm cho
hố yên rỗng trên x-quang.
+ Biến chứng:
- Thoái hoá khớp, thưa xương.
- Tim to, tăng huyết áp dẫn đến suy tim.
- Sỏi thận, niệu quản do tăng canxi niệu.
- Đái tháo đường có kháng insulin.
- Rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết khác có thể gây suy tuyến yên
toàn bộ.
- Tổn thương thần kinh thị giác.
1.2.6. Điều trị:
+ Mục đích của biện pháp điều trị:
- Đưa nồng độ GH và IGF-1 về mức bình thường.
- ổn định hoặc giảm kích thước khối u.
- Bình thường hoá chức năng tuyến yên.
+ Các phương pháp điều trị:
- Phẫu thuật khối u được tiến hành khi:
. Điều trị bảo tồn không hiệu quả.
. Nghi u ác tính.
. Bệnh nặng dần.
. Tổn thương thần kinh thị giác.
- Đề phòng suy tuyến thượng thận cấp tính trong và sau mổ u tuyến
yên: Phải dùng hydrocortisol liều cao một ngày trước khi phẫu thuật.
Trong quá trình mổ dùng hydrocortisol liều 50-100mg đường tĩnh mạch, sau
đó phải bổ sung thêm với liều tương tự cứ mỗi 8h, tổng liều trong ngày mổ
phải đạt 300mg. Những ngày tiếp theo giảm dần liều sau đó chức năng tuyến
thượng thận sẽ được hồi phục dần.
Kết quả tốt (80%) khi khối u nhỏ (microadenoma); nếu khối u có
đường kính > 1cm, kết quả tốt ở 50% các trường hợp. Tử vong do phẫu thuật
cao (10%).
- Phóng xạ:
U tuyến yên đáp ứng tương đối tốt với chiếu xạ, song đôi khi vài năm
sau mới có biểu hiện rõ và đầy đủ.
Chỉ định chiếu xạ cho những trường hợp:
. Có GH vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật.
. Tái phát sau một thời gian đã ổn định nhờ phẫu thuật.
. Những trường hợp từ chối phẫu thuật.
. Điều kiện phẫu thuật rất khó khăn.
. Đáp ứng kém với điều trị nội khoa.
Liều thông thường 180 rad/ngày x 5 ngày trong tuần, tổng liều cho một
đợt điều trị 4680 rad/5-6 tuần. Khoảng 90% bệnh nhân chiếu xạ có nồng độ GH
< 5µg/l trong vòng 15- 20 năm.
Khoảng 20% bệnh nhân bị suy tuyến yên sau chiếu xạ.