Danh mục

Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 9)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.34 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

* Chẩn đoán phân biệt: Đái tháo nhạt trong một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:+ Đái tháo đường dễ nhầm với đái tháo nhạt vì bệnh nhân cũng uống nhiều, khát, đái nhiều, sút cân, nhưng trong đái tháo đường có đường máu tăng, đường niệu tăng, tăng tỷ trọng nước tiểu. + Cường aldosterol tiên phát:Bệnh thường có đái nhiều, song số lượng nước tiểu thường ít hơn, yếu cơ, bán liệt; huyết áp cao, chuột rút, giảm kali máu.+ Đái nhiều trong suy thận mạn:Số lượng nước uống và nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 9) Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 9) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) * Chẩn đoán phân biệt: Đái tháo nhạt trong một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt vớimột số bệnh: + Đái tháo đường dễ nhầm với đái tháo nhạt vì bệnh nhân cũng uốngnhiều, khát, đái nhiều, sút cân, nhưng trong đái tháo đường có đường máutăng, đường niệu tăng, tăng tỷ trọng nước tiểu. + Cường aldosterol tiên phát: Bệnh thường có đái nhiều, song số lượng nước tiểu thường ít hơn, yếucơ, bán liệt; huyết áp cao, chuột rút, giảm kali máu. + Đái nhiều trong suy thận mạn: Số lượng nước uống và nước tiểu ở mức độ vừa, thường < 4 lít/ ngày. Các biểu hiện của suy thận: urê, creatinin máu cao, thiếu máu, huyết áp cao. + Tăng canxi máu: Nếu canxi máu tăng đưa đến uống nhiều, đái nhiều, rối loạn cơ chế côđặc nước tiểu của thận. Cần dựa vào nồng độ canxi máu để chẩn đoán. * Điều trị: Chỉ cần điều trị nếu là đái tháo nhạt trung ương hay di truyền. Bao gồm điều trị nguyên nhân (trường hợp xác định được) và thay thế.Các thuốc dùng bao gồm 2 loại: thuốc có hormon và không có hormon. + Thuốc có hormon: - Desmopressin (minirin) hiện là thuốc tốt nhất. Trong lâm sàng có thểdùng thuốc dưới dạng xịt vào niêm mạc mũi, uống hoặc tiêm. Thuốc xịt chứa 100 µg/ml, thời gian tác dụng 6-24h. Thuốc tiêm ống 2ml chứa 8µg. Khi dùng đường tiêm, 5-20% của tổng liềuthuốc đưa vào đã có tác dụng tương đương với tổng liều (8µg) nếu dùng đường xịt. Viên uống hàm lượng 0,1-0,2 mg, dùng 3 lần/ngày. Đi tiểu giảm sau 30-60 phút uống thuốc, đỉnh tác dụng trong khoảng 1-2 h sau khi uống. Liều dùng cho người lớn: 0,1- 0,2ml (10-20 µg). Trẻ em: 0,05- 0,1 ml (5-10µg) ngày 1-2 lần. - Adiurêssine, lypressine (diapid) dạng ngửi hoặc bơm vào niêm mạcmũi 3-6 lần/ ngày. - Tinh chất thùy sau tuyến yên (hiện nay ít dùng): pituitrin hoặcpitressine, trung bình mỗi lần 5 đơn vị; 2-3 lần/ngày hoặc glanduitrin hoặchypanthin 5UI. + Thuốc không có hormon: - Chlopropamide: kích thích và giải phóng ADH; tác dụng giống ADH ởống lượn xa, do vậy tăng tái hấp thu nước. Tốt nhất dùng cho bệnh nhân vừacó đái tháo đường vừa đái tháo nhạt. Liều dùng 100-500mg/ngày, tác dụng rõrệt từ sau ngày thứ 4. - Clofibrate: kích thích tiết ADH nội sinh, liều 500mg/ 6 giờ. Tuy vậy dothuốc có một số tác dụng phụ nên ít được dùng. - Thuốc lợi tiểu chlorothiazide: Giảm mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo nhạt (thực nghiệm đã làmgiảm mức lọc cầu thận từ 132 ml/phút xuống 25 ml/phút) giảm khối lượngdịch ngoại bào. Có ý kiến cho là thuốc tác dụng lên trung tâm khát và làmgiảm khát dẫn đến uống ít, liều dùng 50-100 mg/ngày. - Indomethacine: prostaglandin E tác dụng ức chế ADH ở vùng tủy củathận. Indomethacin làm giảm nồng độ prostaglandine vùng tủy, kết quả là tăngtái hấp thu ở ống lượn xa và tăng tác dụng của ADH, liều dùng từ 50-75 mg/ngày. - Carbamazepine (tegretol) có tác dụng kích thích tiết ADH, liều 200-600mg/ ngày. Bảng 4.24. Thuốc dùng trong điều trị bệnh đái tháo nhạt. Tên Cách Hàm T thuốc dùng lượng ổng liều và thời gian tác dụng Thuốc cóhormon: - Ngửi hoặc 10µg (0,1ml)Desmopressine xịt vào mũi → 12h 100µg/m l 15µg (0,15ml) → 16h 20µg (0,2ml) → 16h 185µg/m 2- 4µg → 4- l 6h - Diapid Tiêm dưới da hoặc tĩnh (50 USP) 0,5µg → 10 h mạch 2,0µg → 18 h 4,0µg →22 h - Pitressin Tiêm d. da 12,5µg ( 5UI) → 4h ...

Tài liệu được xem nhiều: