Danh mục

Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.22 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là gì? Vì sao nó lại là mối lo âu của người Việt? Tôi có thể làm gì để trút đi mối lo sợ này? Viêm gan còn gọi là sưng gan là một tình trạng bệnh lý có thương tổn ở tế bào gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như vi khuẩn, rượu, hóa chất, một vài loại thuốc và nhất là các loại siêu vi trong đó có con siêu vi gan B. Trước đây người ta chỉ biết có 2 loại siêu vi tấn công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B1. Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là gì? Vì sao nó lại là mối lo âu củangười Việt? Tôi có thể làm gì để trút đi mối lo sợ này?Viêm gan còn gọi là sưng gan là một tình trạng bệnh lý có thương tổn ở tế bàogan. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như vi khuẩn, rượu, hóa chất, một vàiloại thuốc và nhất là các loại siêu vi trong đó có con siêu vi gan B.Trước đây người ta chỉ biết có 2 loại siêu vi tấn công tế bào gan, đó là siêu vi A vàB. Sau này người ta phát hiện thêm nhiều chủng loại khác, vì vậy lại có thêmnhững bệnh VGSV C, VGSV D (hay Delta) và VGSV E, các bệnh này ít xảy racho người Việt.Vậy VGSV B là bệnh gan do siêu vi gan B gây ra và sở dĩ người Việt chúng taquan tâm nhiều đến bệnh này vì những lý do sau đây:Mặc dù VGSV B có trên khắp thế giới nhưng lại có rất nhiều ở châu Phi, đôngnam châu Á (trong đó có Việt Nam). Người ta ước tính khoảng 20% dân số trongvùng mang siêu vi B trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng của bệnh (ở Mỹcon số này dưới 1%) Khác với bệnh VGSV A, VGSV B diễn tiến nặng hơn, kéodài hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và đặc biệt hơn hết là một số bệnh nhân sau khi lànhbệnh vẫn còn mang mầm bệnh trong người một thời gian dài, một số khác trởthành viêm gan mãn tính (kinh niên) kéo dài nhiều năm hay suốt đời, dẫn đến xơgan hay ung thư gan. Hai loại bệnh nhân trên đều có thể truyền bệnh cho ngườikhác. Trong khi VGSV A được lan truyền qua đường tiêu hóa do ăn uống phải đồăn thức uống nhiễm VGSV A thì VGSV B lây bệnh qua tiếp xúc với máu, cácdịch cơ thể (nước miếng, tinh dịch, dịch âm đạo), qua đường tình dục, từ mẹ lâysang con trong lúc sanh, và người cùng nhà cũng có thể lây bệnh cho nhau (bằngcách nào chưa rõ).Muốn trút đi mối lo âu trên, chỉ có một cách đi khám bác sĩ và thử máu để biết rõtình trạng của mình đối với VGSV B. Sau khi thử máu, bác sĩ cho biết bạn đang ởtrong trường hợp nào trong 4 trường hợp sau:• Chưa hề bị siêu vi B xâm nhập (phải chích ngừa)• Đã bị bệnh hay đã bị nhiễm SVB nhưng đã lành, và được miễn nhiễm đối vớibệnh (không còn lo gì nữa)• Mang mầm bệnh VGSV B, mặc dù không có triệu chứng (phải được theo dõi vàcó biện pháp ngăn ngừa không để lan truyền cho người khác)• Bệnh đang tiến triển hay ở dạng VGSV B mãn tính (phải được theo dõi điều trịchặc chẽ)Đối với tất cả trường hợp trên, bác sĩ đều có hướng giải quyết, hoặc chích ngừa,hoặc theo dõi điều trị và cho bạn những lời khuyên về ăn uống, về vệ sinh cá nhânvà các biện pháp chống lây bệnh cho người khác. (Xin trả lời chi tiết hơn ở các câuhỏi sau).2. Triệu chứng của bệnh VGSV B ra sao?Vài tuần đến vài tháng (thời gian ủ bệnh) sau khi nhiễm VSB thì gan sưng lên(viêm gan) và có thể có những triệu chứng của bệnh gan như sau:• Mệt mỏi• Buồn nôn• Chán ăn• Đau bụng• Ói Mửa• Sốt nhẹ• Phân có màu vàng lợt (bạc màu)• Nước tiểu có màu đậm• Vàng mắt, vàng da• Ngứa ngáy, nổi mận (rash)• Đau khớp xươngBác sĩ chẩn đoán bệnh VGSV B qua các triệu chứng và thử máu bệnh nhân – Thửmáu giúp xác định loại SV nào, và đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh.3. Bệnh VGSV B lây lan bằng cách nào?Siêu vi VG được tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, và nước miếng củangười bệnh (nước miến”g không phải là cách truyền bệnh đáng kể, trừ phi có máutrong đó).Từ đó, bệnh lây truyền bằng nhiều cách:Tiếp xúc với máu hay các sản phẩm của máu bị nhiễm khuẩn: Sự lan truyền có thểxảy ra do truyền máu (ở Mỹ, truyền bệnh qua tiếp máu rất hiếm thấy vì máu luônluôn được xét nghiệm vi khuẩn trước khi sử dụng) do tiếp xúc với máu người bệnh(trường hợp các nhân viên y tế) bị máu văng vào miệng, vào mắt, qua chỗ trầysướt trên da. Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và kim chích (người dùngma túy) có thể lây bệnh VGSV B.Siêu vi B có trong tinh dịch, dịch âm đạo, do đó bệnh có thể lan truyền qua tiếpxúc sinh lý. Khi mang thai, người mẹ bị bệnh có thể truyền siêu vi B cho con nhấtlà trong lúc sanh. Bệnh cũng có thể lây lan cho những người ở chung nhà vớingười bệnh, bằng cách nào người ta chưa rõ.4. Có thuốc hay phương pháp nào để chữa được bệnh VGSV B hay không?Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị. Trong thời kỳ bộc phát của bệnh, nên nghỉngơi, ăn uống điều độ, bổ dưỡng và quân bình. Hỏi ý kiến bác sĩ về các thức ăngây tác hại đến gan như rượu, dầu mỡ và một số thuốc men. Tùy trường hợp, bácsĩ có thể cho các loại thuốc nhằm nâng cao thể trạng, điều hòa chức gan và làmgiảm độc tính của tác nhân gây bệnh.5. Người mang mầm bệnh VGSV B là gì? Nếu tôi là người mang mầm bệnh,tôi phải làm gì?Khoảng 6-10% bệnh nhân bị VGSV B. siêu vi B vẫn ở lại trong cơ thể trong mộtthời gian dài, có khi suốt đời. Sáu tháng sau khi bắt đầu bị bệnh, nếu siêu vi B vẫncòn hiện diện trong máu bạn thì bạn được xem như là người mang mầm bệnhVGSV B nghĩa là bạn có thể truyền bệnh cho người khác mặc dù bên ngoài bạn cóvẻ bình thường. Một số người bị nhiễm SV B mà không có triệu chứng, họ có thể ...

Tài liệu được xem nhiều: