Danh mục

BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (VKDT) (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.92 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biểu hiện lâm sàng Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt moỏ, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa khớp (Rheumatogist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (VKDT) (Kỳ 1) BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (VKDT) (Kỳ 1) 1. Biểu hiện lâm sàng Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dướidạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng,đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn cócác biểu hiện toàn thân (mệt moỏ, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơquan khác. Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khámbác sĩ chuyên khoa khớp (Rheumatogist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ đượclàm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, đánh giá tìnhtrạng bệnh, tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp để đạthiệu quả cao nhất. Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết: - Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator – RF) và /hoặc anti-CCP* * Anti-CCP là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự khángthể trong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với peptide được tổng hợp từ gandạng vòng, cyclic citrullinated peptide – CCP, nó giúp cho chẩn đoán sớm bệnhVKDT – RA (2004) - Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP). - X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay) - Đánh giá chức năng khớp. - Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh. 2. Sinh bệnh học Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ, tuy nhiên bệnh được coi như làmột bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng chothấy vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch quatrung gian tế bào, của các cytokines (Interleukine 1, TNF α), của các tế bào T, củayếu tố cơ địa (tuổi, giới, HLA), của yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong cơ chếbệnh sinh khá phức tạp của bệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vàomột hay nhiều mắt xích cụ thể trong cơ chế bệnh sinh để cắt đứt hoặc khống chếvòng xoắn bệnh lý phức tạp của bệnh. 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Cho đến nay cả thế giới còn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnhViêm khớp dạng thấp của ACR 1987 (American College of Rheumatology). 1. Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness). 2. Viêm khớp/Sưng phần mềm (Arthritis/Soft tissue swelling) ở ít nhất 3nhóm (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổtay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân 2 bên). 3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổtay. 4. Đối xứng (Symmetrical arthritis) 5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules). 6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor) trong huyết thanh * 7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên X quang (Characteristicradiographic): vôi hình dải/sói mòn/khuyết xương ở bàn tay, bàn chân/hẹp khekhớp/dính khớp… 3. Dịch tễ học Tỷ lệ mắc bệnh chung (Prevalence): 0,5 dân số người lớn. Số người mới mắc bệnh hàng năm (Incidence): 25 – 30 người/100.000dân/năm. Khoảng 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổithọ Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là tuổi 30 – 60. Bệnh thường gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/nam: 3/1 5. Tiên lượng - Diễn tiến của bệnh rất khác nhau giữa các bệnh nhân. - Sau khi khởi bệnh 10 năm: 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế, phải cần đếnsự trợ giúp của người khác (Giai đoạn III & IV theo Steinbrocker). - Tỷ lệ tử vong tăng ở những bệnh nhân sớm bị suy giảm chức năng vậnđộng. - Các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp gồm: + Bệnh lý tim mạch + Nhiễm trùng + Loãng xương + Các bệnh liên quan đến các thuốc kháng viêm Steroid và NSAIDs. - Khả năng làm việc giảm, đặc biệt khi người bệnh trên 50 tuổi, lao độngnặng. - Tỷ lệ có các thay đổi đặc trưng của bệnh Viêm khớp dạng thấp trên Xquang: + Sau khởi bệnh 2 năm: khoảng 50% + Sau khởi bệnh 5 năm: khoảng 80%. ...

Tài liệu được xem nhiều: