Thông tin tài liệu:
Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa do siêu vi trùng gây ra và đứng đầu là virus Respiratoire Syncytial. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bị viêm phế quản trong năm đầu đời, trước đó thường có sự suy giảm đáng kể cung lượng khí thở ra và thường bị ho, khò khè trong thời gian dài. Trong khi các trẻ khác chỉ có các biểu hiện viêm taimũi-họng mà thôi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm phế quản Bệnh viêm phế quảnViêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất haygặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, bệnh thường xảy ra vào mùalạnh, mùa mưa do siêu vi trùng gây ra và đứng đầu là virusRespiratoire Syncytial.Các yếu tố nguy cơ gây bệnh:Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bị viêm phế quản trong nămđầu đời, trước đó thường có sự suy giảm đáng kể cunglượng khí thở ra và thường bị ho, khò khè trong thời giandài. Trong khi các trẻ khác chỉ có các biểu hiện viêm tai-mũi-họng mà thôi. Ngoài ra, còn phải kể đến các trườnghợp trẻ sinh non tháng, trẻ bị suy hô hấp sau sinh phải hôhấp hỗ trợ, bị bệnh tim bẩm sinh...Trẻ sinh sống trong một môi trường ô nhiễm, chật hẹp, hítphải nhiều khói thuốc lá, trẻ trong gia đình có người bịsuyễn, dị ứng sẽ có nguy cơ viêm phế quản và nhiễm trùngđường hô hấp dưới khá cao.Triệu chứng lâm sàng: ho khan, thở nhanh...Biểu hiện lâm sàng chung có thể khởi đầu từ viêm mũihọng thông thường, từ 36 đến 72 giờ tiếp theo là nhữngtriệu chứng của viêm đường hô hấp dưới: ho khan, thởnhanh, co kéo. Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tínhvới suy hô hấp cấp, thở nhanh, tim nhanh, tím tái, toát mồhôi lạnh. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cảở thể nhẹ. Viêm phế quản do virus Respiratoire Syncytialcó thể gây ra chứng đột tử ở lứa tuổi này.Diễn tiến của bệnh thường theo chiều hướng thuận lợi, ít đểlại di chứng trừ những thể kéo dài, đôi khi bệnh có thểchuyển sang dạng viêm phế quản tắc nghẽn khá trầm trọng.Viêm phế quản cũng có liên quan đến bệnh suyễn nơi trẻnhũ nhi.Những điều cần làm khi điều trị ngoại trú:Trong trường hợp trẻ không có các triệu chứng xếp vàonhóm bệnh nặng thì có thể điều trị ngoại trú. Khi đó, phảichú ý cần làm ẩm không khí nơi ở, tránh cho trẻ tiếp xúctuyệt đối với khói thuốc lá. Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ,cho trẻ uống nhiều hơn mức bình thường đặc biệt khi trẻsốt cao hay thở nhanh. Tập vật lý trị liệu hô hấp (có thểthực hiện tại nhà sau khi được các chuyên viên vật lý trịliệu hướng dẫn cụ thể). Việc dùng kháng sinh và khángviêm có chứa steroides thường không cần thiết trong cácthể bệnh nhẹ.