Danh mục

Bệnh Viêm tiểu phế quản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.74 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: nêu được định nghĩa và phân loại bệnh viêm tiểu phế quản cấp, kể được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tiểu phế quản cấp, nêu được hướng điều trị và điều trị cụ thể các thể viêm tiểu phế quản cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Viêm tiểu phế quản VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNMục tiêu1. Nêu được định nghĩa và phân loại bệnh viêm tiểu phế quản cấp2. Kể được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm tiểu phấ quản cấp.3. Nêu được hướng điều trị và điều trị cụ thể các thể viêm tiểu phế quản cấp.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI:1.1. Định nghĩa VTPQ là một hội chứng lâm sàng gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, gây ra do tình trạng viêm làm tắc nghẽn tiểu phế quản, bao gồm thở nhanh, co lõm ngực và khò khè. Trong hội thảo về điều trị VTPQ ở nhũ nhi tại Pháp 21/09/2000 định nghĩa tạm thời được chấp nhận gồm các biểu hiện sau: - Bệnh lần đầu, xảy ra trong mùa dịch RSV. - Ở trẻ nhũ nhi trên 1 tháng và dưới 2 tuổi. - Diễn tiến 48-72 giờ sau viêm mũi họng có sốt nhẹ hoặc không sốt. - Ho, khó thở kiểu tắc nghẽn kèm thở nhanh, co kéo, lồng ngực căng phồng (lâm sàng hoặc x quang), khò khè và/hoặc ran rít và/hoặc ran ẩm chủ yếu thì thở ra (trường hợp rất nặng, không nghe được âm phế bào). Theo Tạ Thị Aùnh Hoa, tiêu chuẩn chẩn đoán VTPQ chủ yếu là triệu chứng khò khè. Triệu chứng này chứng tỏ có đàm ở đường hô hấp dưới, di chuyển theo nhịp thở, gây ho và ói sau khi ho. Nếu lượng đàm tăng nhanh sẽ gây tăng nhịp thở, khó thở biểu hiện bằng co lõm ngực, co kéo gian sườn. Trong trường hợp nặng có tắc nghẽn đường thở, lồng ngực kém di động, phế âm giảm…1.2. Phân loại độ nặng: Cho đến nay trên thế giới cũng chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn đánh giá độ nặng củaVTPQ. Vấn đề chính là chưa có “tiêu chuẩn vàng”. Những yếu tố để đánh giá vẫn còn đang bàncãi là dựa vào tỉ lệ nhập viện và thời gian nằm viện, hoặc tỉ lệ nhập vào ICU và thời gian nằm tạiICU, hoặc tỉ lệ và thời gian cần thở oxy và/hoặc thở máy hoặc tử vong.1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá của bệnh viện Nhi Denver: VTPQ nặng (bắt buộc nhập viện): - Bỏ bú - Li bì - Giảm oxy mô cần phải thở oxy lưu lượng cao - Ngưng thở VTPQ trung bình (theo dõi hoặc nhập viện): - Bú kém - Cần oxy nhưng không thể cung cấp tại nhà VTPQ nhẹ (không nhập viện): - Bú tốt - Hô hấp ổn định - Tuổi > 6 tuần - Không có yếu tố nguy cơ - Điều kiện kinh tế-xã hội tốtSa02 > 90% với khí trời hoặc cần cung cấp lưu lượng oxy thấp tại nhà.1.2.2. Theo Tạ Thị Ánh Hoa, độ nặng của VTPQ tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn đườngthở: VTPQ nhẹ: - Lâm sàng: tăng nhịp thở < 60 l/ph, không co lõm ngực. - X quang: hình ảnh viêm phế quản - Khí máu: PaC02 tăng < 50 mmHg - Xử trí: hút đàm, theo dõi. VTPQ vừa: - Lâm sàng: tăng nhịp thở 60 – 80 l/ph, co lõm ngực. - X quang: hình ảnh ứ khí - Khí máu: PaC02 tăng 50 – 70 mmHg - Xử trí: giảm tiết đàm bằng Prednisone uống. VTPQ nặng: - Lâm sàng: tăng nhịp thở >80 l/ph, lồng ngực kém di động. - X quang: hình ảnh ứ khí toàn bộ - Khí máu: PaC02 tăng > 70 mmHg - Xử trí: hỗ trợ hô hấp, Methyl prednisolone truyền tĩnh mạch.2. DỊCH TỂ HỌC - 1957: Chanock và Finberg đã phân lập virút hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus: RSV) từ 2 trẻ bệnh đường hô hấp dưới - Bệnh xảy ra khắp nơi, tuy nhiên ở các nước đang phát triển dễ bị bội nhiễm vi trùng. - Sau này RSV đã trở thành tác nhân thường gặp nhất gây NKHHDCT, đặc biệt là VTPQ ở nhũ nhi trên toàn thế giới 45-90% - Bệnh tăng cao vào thời điểm chuyển mùa, nguyên nhân có thể do yếu tố ẩm nóng, gió mùa ở Việt Nam. - Các yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể và của bộ máy hô hấp dể đưa đến nhiễm bệnh. - Tổn thương tiểu phế quản có thể để lại di chứng lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh suyển sau này. - VTPQ ít gặp sau 1 tuổi. Những đợt khò khè cấp tính sau tuổi này thường được gọi là “viêm phế quản khò khè”,” viêm phế quản dạng hen” hoặc cơn hen. - Thời gian ủ bệnh là 4 ngày. Thời gian bài tiết virút khác nhau, phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và tình trạng miễn dịch. Hầu hết trẻ bị VTPQ thải virút từ 5-12 ngày sau nhập viện, có thể kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn. - Tái nhiễm có thể xảy ra sớm, sau khi hết bệnh vài tuần nhưng thường hơn vào năm sau. Khi tái nhiễm, bệnh thường nhẹ hơn, do tuổi lớn hơn và chức năng miễn dịch từng phần tăng dần. Tuy nhiên điều này không chắn chắn.3. LÂM SÀNG - Hầu hết các trẻ đều có tiếp xúc với trẻ lớn hoặc người lớn bị viêm hô hấp nhẹ trong vòng 1 tuần trước khi bắt đầu bệnh. Đầu tiên trẻ chảy mũi trong và hắt hơi. Những triệu chứng này thường kéo dài nhiều ngày, có thể đi kèm với biếng ăn và sốt nhẹ, có thể sốt cao 410C. Sau đó, trẻ ho, khò khè, khó thở và kích thích. Trẻ bú khó vì việc thở nhanh cản trở việc mút và nuốt, gây mất nước. Trong những trường hợp nhẹ, các triệu chứng biến mất trong vòng 1-3 ngày. Trong những trường hợp nặng, diễn tiến nhanh trong vòng vài giờ và bệnh kéo dài hơn. Thường không có ...

Tài liệu được xem nhiều: