Thông tin tài liệu:
2.1.4. Cận lâm sàng: + Nồng độ T3, T4 và thyroglobulin huyết thanh có thể tăng. Nồng độ iod trong huyết thanh và trong nước tiểu, nồng độ TSH huyết thanh giảm. Sau giai đoạn cấp tính, nồng độ T3, T4 trở về bình thường đôi khi thấp hơn mức bình thường, còn nồng độ TSH tăng lên sau 2- 4 tuần.+ Chỉ số hấp thu 131I của tuyến giáp ở các thời điểm thấp hơn so với bình thường.+ Chọc hút tuyến giáp thấy thâm nhiễm nhiều tế bào lympho và đa nhân trung tính. Có sự hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 3) Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 3) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.1.4. Cận lâm sàng: + Nồng độ T3, T4 và thyroglobulin huyết thanh có thể tăng. Nồng độ iod trong huyết thanh và trong nước tiểu, nồng độ TSH huyếtthanh giảm. Sau giai đoạn cấp tính, nồng độ T3, T4 trở về bình thường đôi khi thấphơn mức bình thường, còn nồng độ TSH tăng lên sau 2- 4 tuần. + Chỉ số hấp thu 131I của tuyến giáp ở các thời điểm thấp hơn so vớibình thường. + Chọc hút tuyến giáp thấy thâm nhiễm nhiều tế bào lympho và đa nhântrung tính. Có sự hiện diện của các u hạt và tế bào khổng lồ nhiều nhân. + Kháng thể kháng tuyến giáp dương tính ở 10-20% số bệnh nhân viêmtuyến giáp. Kháng thể kháng microsom của tuyến giáp và thyroglobulin khôngcó hoặc tăng với hiệu giá thấp. + Đa số bạch cầu bình thường, cá biệt có trường hợp tăng tới 18.109/l;tốc độ lắng máu tăng. + Rối loạn chức năng của gan thường hết đi nhanh ngay trong những giaiđoạn đầu của bệnh. 2.1.5. Tiến triển: Đa số các trường hợp viêm tuyến giáp bán cấp kéo dài 2-4 tháng, cá biệtcó trường hợp kéo dài tới một năm, 50% các trường hợp có nhiễm độc giáp vớicác triệu chứng chỉ kéo dài 4-10 tuần. Từ 10-20% các trường hợp bệnh ổn địnhsau dùng corticoid lại bị tái phát. Một số ca nặng có thể xuất hiện suy chức năng tuyến giáp kéo dài 1-2 tháng. 5-10% các trường hợp có thể suy giáp vĩnh viễn. 2.1.6. Chẩn đoán: Các trường hợp điển hình, việc chẩn đoán không khó khăn, chủ yếu dựavào: đau vùng cổ lan ra góc hàm và tai, tuyến giáp sưng to, mật độ chắc. Xétnghiệm có máu lắng tăng, tăng nồng độ T3, T4, giảm độ hấp thu I131 của tuyếngiáp. Trong trường hợp cần thiết có thể chẩn đoán bằng tế bào học tuyến giáp. 2.1.7. Điều trị: + Với mục đích giảm đau, chống viêm: dùng salicylate hoặc nonsteroid.Thường dùng aspirin liều lượng 2- 4 gam/ ngày. + Prednisolon hoặc các loại cortico-steroid tổng hợp khác: liều bắt đầucủa prednisolon 40-60 mg/ngày trong một tuần, sau đó giảm liều, dùng trong 4tuần, uống một lần/ngày. Có khoảng 10% số bệnh nhân bệnh sẽ nặng hơn khiprednisolon giảm tới liều 10-20mg/ngày hoặc là ngay sau khi ngừng thuốc điềutrị, nghĩa là bệnh lại tái phát. Trong trường hợp này cần phải tăng liềuprednisolon và tiến hành điều trị lại trong một số tháng, kết quả thường sẽ hồiphục tốt. + Nếu có biểu hiện cường chức năng tuyến giáp phải dùng thêm thuốcblốc thụ thể bêta: propranolol liều 40-160 mg/ngày kết hợp với thuốc kháng giáptổng hợp thời gian 1-2 tuần. + Nếu có suy giáp cần dùng hormon: L-T3 liều 50-75 mcg/ ngày hoặcL-T4 liều 100- 200mcg/ ngày. Thời gian dùng phụ thuộc vào sự tồn tại của tình trạngsuy giảm chức năng tuyến giáp. 2.2. Viêm tuyến giáp thầm lặng (silent thyroiditis): + Định nghĩa: viêm tuyến giáp thầm lặng là tình trạng viêm bán cấptuyến giáp không đau với biểu hiện hội chứng cường giáp thoáng qua. Các danh pháp tương tự: viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, viêmtuyến giáp bán cấp không điển hình, viêm tuyến giáp thâm nhiễm lympho bào.Nếu xảy ra ở phụ nữ sau đẻ còn gọi là viêm tuyến giáp sau đẻ. + Tỷ lệ: ở Mỹ bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng chiếm 20% trong số bệnh nhânviêm tuyến giáp nói chung. Cứ 100 bệnh nhân nhiễm độc giáp thì có 2-3 ca doviêm tuyến giáp thầm lặng. Trong những năm từ 1970-1980 tại bệnh viện Marshfield đã thống kêđược 9 bệnh nhân viêm tuyến giáp thầm lặng sau đẻ có nhiễm độc giáp thoángqua. Cứ 5-10 ca viêm tuyến giáp bán cấp thì có một ca viêm tuyến giáp thầmlặng. Năm 1976 tại Mỹ, bệnh chiếm 14-15% các trường hợp nhiễm độc giápnói chung, năm 1984 còn 2,4%, tại Nhật Bản con số đó là 10,7%. Tỷ lệ mắcbệnh giữa nữ và nam là 1,5- 2/1. Đa số bị bệnh ở tuổi 30-60; tuy vậy đã cóthông báo bệnh nhân trẻ nhất là 5 tuổi, già nhất là 93 tuổi. ...