Thông tin tài liệu:
3.1.5. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng sau để chẩn đoán: + Bướu giáp to, cứng, không dính, thường lan toả.
+ Các biểu hiện của suy chức năng tuyến giáp.
+ Các xét nghiệm chủ yếu là miễn dịch học:
- Hiệu giá kháng thể kháng tuyến giáp cao. Hashimoto là bệnh có hiệu giá kháng thể kháng tuyến giáp cao nhất. - Tăng gama globulin huyết thanh.
- Tăng tế bào lympho trong máu.
- Tăng tốc độ lắng hồng cầu.
- Sinh thiết hoặc chọc hút tuyến giáp để chẩn đoán. ở bệnh nhân lớn tuổi bệnh viêm Hashimoto tuyến giáp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 7)
Bệnh viêm tuyến giáp
(Thyroiditis)
(Kỳ 7)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
3.1.5. Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng sau để chẩn đoán:
+ Bướu giáp to, cứng, không dính, thường lan toả.
+ Các biểu hiện của suy chức năng tuyến giáp.
+ Các xét nghiệm chủ yếu là miễn dịch học:
- Hiệu giá kháng thể kháng tuyến giáp cao. Hashimoto là bệnh có hiệu
giá kháng thể kháng tuyến giáp cao nhất.
- Tăng gama globulin huyết thanh.
- Tăng tế bào lympho trong máu.
- Tăng tốc độ lắng hồng cầu.
- Sinh thiết hoặc chọc hút tuyến giáp để chẩn đoán.
ở bệnh nhân lớn tuổi bệnh viêm Hashimoto tuyến giáp hay kết hợp với u
lympho tuyến giáp. Do đó nếu có u tuyến giáp lớn, chắc hoặc cứng, kháng thể
kháng microsom dương tính cần phải phân biệt giữa 2 bệnh: viêm tuyến giáp
Hashimoto với u lympho tuyến giáp.
3.1.6. Điều trị:
+ Mục đích của điều trị:
- Giảm kích thích của kháng nguyên.
- ức chế quá trình tự miễn.
- Giảm hoặc mất hiện tượng thâm nhiễm các tế bào lympho và tương
bào vào tuyến giáp.
+ Điều trị bằng hormon tuyến giáp:
Nếu bệnh nhân có suy giáp điều trị chủ yếu là L-thyroxin (L-T4) liều
lượng khoảng 75-
200mcg/ ngày. Nếu bệnh nhân cao tuổi (> 50 tuổi) hoặc có bệnh lý tim
mạch dùng L- thyroxine với liều ban đầu nhỏ từ 12,5-25mcg/ ngày sau đó tăng
dần liều, mỗi lần tăng từ 12,5-25mcg trong thời gian 6 tuần để đạt được liều tối
đa 100-150mcg/ ngày. Với liệu pháp hormon thay thế có thể giảm được kích
thước của tuyến giáp ở rất nhiều bệnh nhân.
Nói chung rất ít sử dụng L-T3 trừ trường hợp có biểu hiện suy giáp
mức độ nặng và không có bệnh lý tim mạch kết hợp. Nếu dùng L-T3 thì liều
khởi đầu 5-12,5mcg x 2-3 lần/ngày, tăng liều sau mỗi tuần để đạt liều tối đa
50- 75mcg/ ngày. Không được dùng đồng thời cả L-T3 và L-T4, phải xét
nghiệm T4 và TSH cứ 6-8 tuần/lần để điều chỉnh liều.
+ Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bệnh nhân Hashimoto rất hạn chế. Tuy
vậy, nếu đã điều chỉnh bằng L-T4 song vẫn có thể chỉ định phẫu thuật nếu
bệnh nhân có những biểu hiện sau:
- Tuyến giáp to gây chèn ép thực quản, thần kinh quặt ngược hoặc khí quản.
- Bướu nhân có suy giáp nghi ngờ u tuyến giáp, ung thư hoặc lymphoma.
- Và/ hoặc bướu nhân tồn tại lâu hoặc kích thước tăng dần mặc dù đã
dùng hormon thay thế, khối u kết hợp với viêm tuyến giáp lympho bào.
3.2. Viêm tuyến giáp xơ hoá mạn tính [chronic fibrosing (Riedel)
thyroiditis]:
+ Định nghĩa: viêm tuyến giáp Riedel là một bệnh trong đó quá trình xơ
hoá tổ chức tuyến giáp và xung quanh xảy ra rất mạnh, hậu quả gây cứng cổ
và có thể kết hợp xơ hoá trung thất và sau màng bụng.
Bệnh được Riedel mô tả lần đầu tiên vào năm 1896.
Đây là loại viêm tuyến giáp rất hiếm gặp. Tại Mayo clinic từ năm 1920
đến năm 1984 chỉ có 37 trường hợp trong 56.700 bệnh nhân phẫu thuật tuyến
giáp.
Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, lứa tuổi 30-60, tỷ lệ nữ/ nam là 3/1.
+ Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Có ý kiến cho rằng
bệnh xảy ra liên quan tới nhiễm khuẩn, virut. Các yếu tố rối loạn tự miễn dịch
cũng đóng một vai trò nhất định trong cơ chế gây bệnh. Bằng chứng là ở một
số bệnh nhân có thể xác định được tự kháng thể kháng tuyến giáp với hiệu giá
cao. Vì vậy có thể coi viêm tuyến giáp Riedel cũng là một thể viêm tuyến giáp
tự miễn mạn tính.
+ Mô bệnh học:
Thâm nhiễm các tế bào lympho, có thể cả tế bào ái toan vào tổ chức
tuyến giáp. Các mô tuyến giáp bị thay thế hầu hết bởi tổ chức liên kết xơ dày
đặc. Phần lớn nhu mô tuyến bị mất, lòng tuyến biến thành những ống tuyến,
thành của tuyến bị dính, các biểu mô tuyến bị teo.
Tổn thương xơ hoá có thể lan sang cả trung thất và sau màng bụng,
quanh nhãn cầu. Bướu Riedel rất dễ nhầm với carcinom tuyến giáp.
+ Lâm sàng:
- Giai đoạn đầu của bệnh thường không có các biểu hiện lâm sàng bởi
vì chức năng tuyến giáp bình thường.
- Dấu hiệu thường gặp nhất là bướu tuyến giáp to, không đau trong một
thời gian dài. Tuyến giáp to dần gây chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xung
quanh như khí quản, thực quản, thần kinh thanh quản, gây lên các triệu chứng:
khó thở, ho, nuốt đau và nghẹn, khàn tiếng. Tuyến giáp thường to lan toả (chiếm
50%) đôi khi chỉ to một thùy. Khám thấy bướu to, cứng như gỗ, mặt tuyến phẳng,
da trên tuyến bình thường. Các hạch bạch huyết lân cận không to.
- Bướu thường xâm lấn dính vào vùng lân cận và có thể kết hợp với hội
chứng xơ hoá trung thất, sau màng bụng, quanh nhãn cầu, sau nhãn cầu và xơ
hoá cả đường mật.
- Khi mô tuyến giáp bị thay thế ...