Danh mục

Bệnh viêm xoang (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.01 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi nào cần đến gặp bác sĩ ? Cần phải đến gặp bác sĩ khi thấy đau hoặc nặng ở nửa trên của mặt phụ thuộc với triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi sau, hôi miệng tiến trển không liên quan đến các bệnh về răng. Sốt vừa là triệu chứng của viêm xoang nhưng cũng có thể là triệu chứng của cảm lạnh. Nếu bạn chỉ bị nghẹt mũi nhẹ kèm với sốt nhẹ, có thể đó chỉ là cảm lạnh và không cần đến những phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc kháng sinh. Nếu như có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm xoang (Kỳ 2) Bệnh viêm xoang (Kỳ 2) Khi nào cần đến gặp bác sĩ ? Cần phải đến gặp bác sĩ khi thấy đau hoặc nặng ở nửa trên của mặt phụ thuộc với triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi sau, hôi miệng tiến trển không liên quan đến các bệnh về răng. Sốt vừa là triệu chứng của viêm xoang nhưng cũng có thể là triệu chứng của cảm lạnh. Nếu bạn chỉ bị nghẹt mũi nhẹ kèm với sốt nhẹ, có thể đó chỉ là cảm lạnh và không cần đến những phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc kháng sinh. Nếu như có các triệu chứng trên kèm theo với đau mặt và nhức đầu thì có thể là viêm xoang. Bác sĩ có thể chữa những trường hợp viêm xoang thông thường. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những biến chứng của viêm xoang có thể xảy ra và dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng sau đây được xem là bệnh cấp cứu và cần được giải quyết ngay lập tức ở phòng cấp cứu: Nhức đầu, sốt và sưng vùng mô mềm phía trên xoang trán là biểu  hiện của viêm xương trán, được gọi là u Pott's hoặc viêm tủy xương. Thường chỉ gặp ở trẻ em. Viêm hốc mắt có thể là biến chứng của viêm xoang sàng. Mí mắt có  thể bị sưng và sụp xuống. Sốt thường xảy ra. Người bệnh có thể mất khả năng di chuyển mắt và có thể bị mù vĩnh viễn. Viêm xoang sàng và xoang trán còn có thể tạo cục máu tụ ở khu vực  xoang xung quanh trán và ở trên đỉnh mặt. Triệu chứng tương tự như viêm hốc mắt kèm với đông đặc và dãn đồng tử. Xuất hiện ở cả 2 bên mặt. Nếu bệnh nhân có biểu hiện thay đổi tính cách nhẹ, nhức đầu, thay  đổi ý thức, có vấn đề về nhìn, hoặc tai biến thì quá trình viêm có th ể đã ảnh hưởng đến não. Có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong. Lâm sàng và cận lâm sàng Chẩn đoán 1 trường hợp viêm xoang thường được thiết lập sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Rất cần thiết phải phân biệt rõ giữa viêm xoang với một viêm đường hô hấp trên hoặc cảm cúm thông thường. Viêm xoang thường được gây ra bởi vi khuẩn và cần phải điều trị kháng sinh. Viêm xoang còn có thể do virus gây ra (điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ không giúp ích được gì trong trường hợp này). Viêm đường hô hấp trên và cảm cúm là bệnh gây ra bởi virus. Đưa ra một chẩn đoán thích hợp đối với những trường hợp tương tự nhau như thế này là rất cần thiết trong việc chọn lựa ph ương thức điều trị. Dùng kháng sinh để chữa trị một cách quá mức một viêm nhiễm gây ra bởi virus có thể sẽ trở nên nguy hiểm. CT scan: trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán viêm xoang cấp  không cần thiết phải sử dụng các ph ương tiện cận lâm sàng. Và khi cần thiết thì CT scan có thể mô tả rất rõ ràng tất cả các xoang cạnh mũi, đường thông khí ở mũi và những cấu trúc xung quanh. CT scan thể hiện một tình trạng viêm xoang khi có một trong các  dấu hiệu sau xuất hiện trên phim: Mực nước hơi ở một hay nhiều xoang.  Bị nghẹt hoàn toàn trong một hoặc nhiều xoang.  Lớp niêm mạc phủ các xoang dày lên.  Hình ảnh lớp niêm mạc bị dày lên có thể xuất hiện ở người không có  triệu chứng của viêm xoang. Kết quả CT scan còn phải tương xứng với triệu chứng của người bệnh và những phát hiện trong thăm khám lâm sàng để chẩn đoán viêm xoang. Trước đây, các bác sĩ dùng phim X-quang để chẩn đoán vì triệu  chứng của viêm xoang cấp rất giống với viêm cấp đường hô hấp trên. Thực tế thì trong hầu hết mọi trường hợp, một trường hợp nhiễm siêu vi có thể làm tiến triển thêm viêm xoang. Tuy nhiên X-quang không đặc hiệu và còn tùy thuộc vào tay nghề của kỹ thuật viên. Theo một nghiên cứu đã được tiến hành thì viêm xoang không được phát hiện ra trên phim X-quang trong khoảng 55% trường hợp. Nếu triệu chứng kéo dài trên 7 ngày và liên quan đến cảm lạnh thì có thể nghĩ đến viêm xoang. Siêu âm: Một phương tiện chẩn đoán không xâm lấn khác là siêu  âm. Thủ thuật được thực hiện một cách nhanh chóng, đáng tin cậy và rẻ hơn CT scan. Tuy nhiên, kết quả trả về sẽ không được chi tiết bằng CT scan. Siêu âm vẫn chưa được giới y học đồng ý sử dụng rộng rãi để chẩn đoán viêm xoang, đặc biệt là các bác sĩ Tai Mũi Họng. Điều này một phần là do CT scan sẽ cung cấp một hình ảnh chi tiết về giải phẫu học, rất cần thiết để lập kế hoạch cho một cuộc phẫu thuật. Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm mặc dù đã được điều trị đúng cách thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ Tai Mũi Họng. Để có thể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ Tai Mũi Họng có thể quan  sát trực tiếp đường dẫn khí trong mũi và các lỗ đổ của xoang vào mũi bằng ống soi mũi họng hoặc ống soi mũi xoang. Đó là các sợi quang học mềm dẻo hoặc một ống cứng đưa vào mũi ...

Tài liệu được xem nhiều: