Danh mục

Béo phì ở trẻ em đáng lo hơn suy dinh dưỡng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.68 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dù bệnh béo phì ở Việt Nam chưa phải là một vấn đề đáng ngại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo tình trạng thừa cân ở trẻ em đang gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn tình trạng suy dinh dưỡng. Béo phì vì thực đơn thiếu khoa học Tình trạng thừa cân ở trẻ em đang gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn tình trạng suy dinh dưỡng.Các chuyên gia dinh dưỡng đã lên tiếng về xu hướng bị thừa cân ở Việt Nam đang gia tăng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Béo phì ở trẻ em đáng lo hơn suy dinh dưỡng Béo phì ở trẻ em đáng lo hơn suy dinh dưỡng Dù bệnh béo phì ở Việt Nam chưa phải là một vấn đề đáng ngại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo tình trạng thừa cân ở trẻ em đang gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn tình trạng suy dinh dưỡng. Béo phì vì thực đơn thiếu khoa học Tình trạng thừa cân ở trẻ em đang gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn tình trạng suy dinh dưỡng.Các chuyên gia dinh dưỡng đã lên tiếng về xu hướng bị thừa cân ở Việt Nam đang gia tăng. Mới đây ở Việt Nam đã xuất hiện trường hợp một cháu bé siêu béo phì đến mức không thể tự di chuyển được, mới 11 tuổi đã nặng 79 kg. Giới Y học cho rằng, do sống khấm khá hơn, phần lớn các gia đình chỉ có từ 1-2 con cho nên các bậc cha mẹ thường dành cho những đứa con thân yêu rất nhiều điều kiện như tẩm bổ, xem ti vi… Cũng được xác định nằm trong nhóm thừa cân, bé Minh Nam 5 tuổi, ở ngõ 114 phố Quan Nhân (Hà Nội) luôn được các bà, các cô khen là mũm mĩm. Tuy nhiên hơn 1 năm nay chị Hoa - mẹ của bé không dám đưa con đi cân (cho dù trước đây, việc này luôn được làm hàng tháng). Theo quan sát, hiện nay bé Nam đã ngót nghét 30kg. “Còn bé thế mà cháu ăn tốt lắm. Khắp nhà, chỗ nào bé cũng có thể với tay là lấy được đồ ăn. Nào là bánh kem, bim bim, kẹo dẻo…. đủ cả. Mỗi ngày, ngoài 3 bữa cơm, 3 bữa sữa, bé Nam chén ngon lành rất nhiều đồ ăn vặt khác”, bà Nội bé Nam lấy làm hài lòng kể. Theo các chuyên gia Y tế, có rất nhiều em bé khác cũng đang chung tình cảnh giống Minh Nam. Bé Thục Anh, 12 tuổi sống ở Láng Hạ cũng đang phải điều trị bệnh béo phì. Do ba mẹ rất bận rộn và thường xuyên về muộn, nên cứ đến bữa là cô bé chạy sang mấy tiệm ăn nhanh gần nhà như BBQ, KFC…. “Mẹ cũng không muốn cháu phải nấu nướng lích kích để dành thêm thời gian cho việc học tập. Ăn miết đồ này rồi đâm nghiện”, cô bé có đôi má phúng phính nói trong khi vẫn ngấu nghiến chiếc bánh kẹp to đùng. “Lo cháu phải học nhiều mệt, mẹ còn thường xuyên update vào tủ lạnh nào là khoai tây chiên, bơ, xúc xích, socola, bánh ngọt… để cháu có thêm đồ tẩm bổ. Nhưng giờ cả cháu và mẹ đều sợ rồi”, cô bé 12 tuổi có nick name “bé bự” vì nặng ngót nghét 53kg hồn nhiên cho biết. Béo phì khó điều trị hơn nhẹ cân Các chuyên gia tư vấn tại Viện Dinh dưỡng quốc gia từng gặp nhiều trường hợp trẻ thừa cân do ăn quá nhiều. TS. Lê Thị Hợp, Viện Dinh dưỡng quốc gia nhận định, so với cách đây hơn 10 năm, lượng tiêu thụ thịt, cá đã tăng gấp 4,6 lần và 1,7 lần, đặc biệt là lượng trứng, sữa cũng tăng gấp 18 lần. “Sự tăng trưởng này kết hợp với sự thiếu kiến thức về dinh dưỡng đã làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở người Việt Nam”, bà Hợp cảnh báo. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng, có 4,9% số trẻ từ 4 - 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì. Ở TPHCM, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học cấp I đang trong tình trạng thừa cân. Kết quả là tỷ lệ trẻ em bị bệnh béo phì chiếm hơn 40% so với các độ tuổi khác. Nguyên nhân chính là do nhiều gia đình đã áp dụng chế độ ăn uống thái quá. Bác sĩ Mai Ánh, cho rằng, nhiều người đã sai lầm khi quan niệm rằng các em bé càng bụ bẫm thì càng tốt, nên họ luôn khuyến khích, thậm chí nài ép trẻ ăn thêm đồ bổ dưỡng. “Đáng ngại là bệnh béo phì thường kéo theo những bệnh khác như tiểu đường, tim mạch….ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Hơn thế nữa, việc điều trị cho trẻ béo phì khó hơn nhiều so với việc điều trị cho trẻ nhẹ cân”, bà Mai Ánh quan ngại.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: