Là thành phố nằm ở phía Đông của nước Đức với nhiều di tích lịch sử, kể từ khi bức tường ngăn đôi thành phố sụp đổ, Berlin là nơi thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ bởi vẻ trang hoàng, lộng lẫy, mà còn bởi những nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua bao đời nay. Và có lẽ vì thế nhiều người không lấy làm ngạc nhiên khi Berlin được xếp vào hàng ngũ những thành phố đẹp nhất châu Âu. Mãi đến lần thứ tư trở lại Berlin,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Berlin – thành phố yên bình Berlin – thành phố yên bìnhLà thành phố nằm ở phía Đông của nước Đức với nhiều di tích lịch sử, kể từ khi bứctường ngăn đôi thành phố sụp đổ, Berlin là nơi thu hút khách du lịch từ khắp mọinơi trên thế giới không chỉ bởi vẻ trang hoàng, lộng lẫy, mà còn bởi những nét đẹpvăn hóa được lưu giữ qua bao đời nay.Và có lẽ vì thế nhiều người không lấy làm ngạc nhiên khi Berlin được xếp vào hàng ngũnhững thành phố đẹp nhất châu Âu.Mãi đến lần thứ tư trở lại Berlin, tôi mới dám khẳng định được tình yêu của mình dànhcho thành phố này – thủ đô thân yêu của nước Đức xinh đẹp mà tôi vẫn xem đó là quêhương thứ hai của mình. Sống ở Đức đã nhiều năm, đã được đi khắp nơi từ các thành phốlớn nhỏ nhưng mỗi lần tới Berlin, lòng tôi luôn nao nao một niềm khó tả. Khung cảnh Berlin nhìn từ trên caoTôi nhớ mãi ấn tượng trong một lần đầu tới Berlin, khi một thành phố xanh, sạch, đẹphiện ra và dường như chẳng bao giờ ngủ. Nhưng khi đó, cảm giác của tôi về người Berlinlà không mấy thân thiện. Tôi sống ở một vùng quê yên ả, bình yên của miền Tây Bắcnước Đức, khi ra ngoài đường bất kể người lớn hay trẻ con, già hay trẻ, giàu hay nghèođều có thói quen chào nhau “Hallo!” hoặc nở một nụ cười, nhưng ở Berlin thì không.Khi tôi đem thắc mắc này ra hỏi thầy giáo của mình, ông đã nhẹ nhàng giải thích: “Ở mộtthành phố với một lượng người đông như thế, người ta không thể chào người lạ suốt cảngày được, thế nên em đừng trách người Berlin”. Tôi tạm bằng lòng với lời giải thích ấyvà tiếp tục cuộc hành trình khám phá thủ đô rộng lớn này.Bất cứ một thủ đô nào trên thế giới đều mang một vẻ đẹp riêng tượng trưng cho đất nướccủa mình và Berlin cũng vậy. Đến đây, bạn không thể không ghé thăm Khải hoàn môn –biểu tượng của thành phố. Cổng thành này cao 26 mét, rộng 66,5 mét và trước đây cũnglà vạch chia đôi ranh giới giữa hai miền Đông và Tây Đức. Cổng Brandenburg về đêmCổng Brandenburg được bắt đầu xây dựng từ năm 1788, mãi đến năm 1791 mới hoànthành. Vua Friedrich Wilhelm II là người đã cho xây chiếc cổng này như biểu tượng củahòa bình. Hầu như du khách nào đến Berlin cũng không bỏ qua nơi này, giống như khibạn đến Paris mà không thăm tháp Eiffel.Không phải là người ghiền lịch sử, nhưng khi đến Berlin, tôi đã dành thời gian ghé thămgần hết các viện bảo tàng, nơi ghi dấu những gì còn lại sau Chiến tranh thế giới thứ II.Nhiều người bạn Việt Nam từng hỏi tôi: “Lịch sử nước Đức có gì thú vị?”, tôi chỉ cười.Thật khó giải thích điều đó bởi hầu như bất cứ ai khi nghĩ về lịch sử của Đức cũng đềugắn liền với cái tên “Hitler”.Nước Đức và dân tộc của họ không bác bỏ điều này, thế hệ trẻ của Đức ngày hôm nayvẫn phải hứng chịu những cái nhìn soi mói khi học về lịch sử nước nhà. Còn tôi, tôi họcđể biết và cũng để hiểu rằng những g ì đã đi vào lịch sử thì cũng nên biết đến một lần…Hiện tại, ở Berlin, người ta vẫn lưu giữ những mẩu nhỏ của bức tường ngăn đôi thànhphố ngày nào và trong những cửa hàng lưu niệm, du khách có thể mua để làm kỷ niệm. Ởchính nơi có bức tường đó, nếu để ý kỹ thì vẫn thấy được vạch phân chia ranh giới giữahai miền ngày xưa. Trước Checkpoint CharlieTôi tìm đến Checkpoint Charlie, nơi trước đây vốn là một trong những trạm kiểm soátgiấy tờ của người dân khi họ muốn di chuyển từ Đông sang Tây hoặc ngược lại. Kháchdu lịch đến đây thường chụp hình làm kỷ niệm để hồi tưởng lại quá khứ năm xưa. NgườiBerlin cũng biết kiếm tiền bằng cách “ăn theo lịch sử”: họ lập ngay một trạm kiểm soátgiả ngay tại Checkpoint Charlie và ai thích chụp hình lưu niệm với hai anh lính đứng gácthì phải trả một euro!Sức hấp dẫn của những quảng trườngSau khi đã ngắm đủ các công trình lịch sử, thăm hết các viện bảo tàng đã lên danh sách,tôi bắt đầu khám phá một gương mặt khác của Berlin, nơi mà lịch sử không còn đóng vaitrò chủ đạo, mà thật sự chỉ có những cảnh quan tuyệt vời: những dòng sông, những câycầu, những cung điện tạo cho thành phố một vẻ đẹp nên thơ, tao nhã.Vào mùa hè, trên những thảm cỏ trong công viên, thậm chí trên bãi cỏ ven đường, giới trẻthường ngồi nghỉ mát, hóng gió, hàn huyên hay đơn giản là đọc sách hoặc ngắm ngườiqua lại. Khi nắng tắt dần và hoàng hôn bắt đầu buông xuống, Berlin càng trở nên yênbình và thật sự đáng yêu.Cuộc sống dẫu tất bật nhưng người dân Berlin không ồn ào, vội vã, mà vẫn t ìm được chomình những giây phút để thư giãn. Trên những tàu điện ngầm hay những chuyến xe buýt,không hề thấy biểu hiện của sự hớt hải, bon chen, kẻ lên người xuống vẫn với nhữngbước chân thật nhịp nhàng… Tôi vẫn nhớ những buổi sáng sớm thức dậy, đứng trên tầngthứ 15 của một tòa nhà nhìn xuống, ngắm thành phố mà cảm thấy dễ chịu làm sao.Berlin còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo như Tòa nhà Quốc hội, từngbị tàn phá nặng nề sau cuộc hỏa hoạn năm 1933, được tu sửa lại, trở thành một trongnhững điểm tham quan ...