Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán William Hare
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 212.43 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lý tưởng về tư duy phê phán là một lý tưởng trung tâm trong triết học Russell, cho dù điều này vẫn còn chưa được thừa nhận rộng rãi. Tên tuổi của Russell ít khi xuất hiện trong khối văn liệu đồ sộ về tư duy phê phán, là tư duy nảy sinh trong triết học giáo dục hơn hai mươi năm qua. Ít nhà bình luận để ý đến tầm quan trọng của công trình của Russell đối với lý thuyết về giáo dục, một lý thuyết gồm cả thành tố phê phán. Chomsky, chẳng hạn, nhắc chúng ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán William Hare Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán William Hare Đại học Mount St. Vincent Đinh Hồng Phúc dịch Lý tưởng về tư duy phê phán là một lý tưởng trung tâm trong triết học Russell, cho dù điều này vẫn còn chưa được thừa nhận rộng rãi. Tên tuổi của Russell ít khi xuất hiện trong khối văn liệu đồ sộ về tư duy phê phán, là tư duy nảy sinh trong triết học giáo dục hơn hai mươi năm qua. Ít nhà bình luận để ý đến tầm quan trọng của công trình của Russell đối với lý thuyết về giáo dục, một lý thuyết gồm cả thành tố phê phán. Chomsky, chẳng hạn, nhắc chúng ta nhớ quan niệm nhân văn của Russell về giáo dục, xem người học là một cá nhân độc lập mà sự phát triển của mình đang bị lối học nhồi sọ đe dọa. Woodhouse, trong khi cũng viện đến khái niệm tăng trưởng, chỉ ra mối băn khoăn của Russell về việc bảo vệ sự tự do của trẻ em để thực hành phán đoán cá nhân về các vấn đề trí tuệ và đạo đức. Stander bàn về yêu sách của Russell rằng việc giáo dục trong nhà trường thường hay quá cổ vũ cái tâm tính bầy đàn, với sự cuồng tín và độc đoán của nó, không phát triển được cái mà Russell gọi là một “thói quen phê phán của đầu óc”. Mối đe dọa của lối học nhồi sọ, tầm quan trọng của phán đoán cá nhân, và sự chiếm ưu thế của những tư kiến có tính cuồng tín, tất cả đều nhấn mạnh nhu cầu cần có cái mà ngày nay ta gọi là tư duy phê phán; và công trình của Russell là đáng giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu xem loại tư duy này đòi hỏi những gì và tại sao nó lại quan trọng trong giáo dục. Nhưng để thiết lập ý nghĩa của quan niệm của Russell về tư duy phê phán thì ta cần phải có nhiều điều hơn để bàn. Quan niệm này đã đi trước nhiều thức nhận trong các cuộc tranh luận đương đại và tránh nhiều cạm bẫy mà các tác gia gần đây nhận ra. Một số nhân tố có lẽ đã che giấu sự đánh giá ngay tức khắc về đóng góp của Russell. Các giải thích của ông về tư duy phê phán rải rác trong nhiều bài viết, chưa được hệ thống hóa thành một công trình hoàn chỉnh; và Russell cũng không có ý sử dụng thuật ngữ ngày nay đang thịnh hành là “tư duy phê phán”. Cách nói này chỉ bắt đầu trở thành thời thượng trong những năm 1940 và 1950, và các nhà triết học thời kỳ đầu nói một cách thỏa mái hơn về tư duy phản tư, tư duy thẳng thắn, tư duy rõ ràng hay tư duy khoa học, thường nói về tư duy phổ biến [simpliciter]. Người ta cũng đã phác họa những nét phân biệt hữu ích giữa các loại tư duy này, nhưng thường bị tách ra khỏi bối cảnh, không kể đến những khác nhau về mặt thuật ngữ, là vấn đề mấu chốt này có liên quan đến những gì mà bây giờ được gọi là tư duy phê phán. Russell dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau, bao gồm, một cách ngẫu nhiên, các quy chiếu đến một thói quen phê phán của đầu óc, thái độ phê phán, phán đoán có phê phán, tinh thần phê phán có thể giải quyết [solvent criticism], soi xét có phê phán, khảo sát có phê phán, tiếp nhận có phê phán nhưng không giáo điều. Với Russell, ý niệm về tư duy phê phán nằm sâu trong cấu trúc khung của triết học, khoa học, lý tính, tự do và giáo dục, và các quan điểm của ông cứ ló dạng mỗi khi ông bàn đến các chủ đề này hay khác. Quan niệm của Russell về tư duy phê phán bao hàm sự quy chiếu đến hàng loạt các kỹ năng, các tâm thế và các thái độ, những cái này cùng nói lên đặc trưng của một phẩm chất vừa có khía cạnh trí tuệ vừa có khía cạnh đạo đức, và dùng để đề phòng sự nảy sinh hàng loạt cái xấu [vices], gồm thuyết giáo điều và thành kiến. Vì tin tưởng mục đích cốt lõi của giáo dục là trang bị cho người học khả năng xây dựng “một phán đoán hợp lý về các vấn đề có tính tranh cãi buộc họ phải có hành động”, Russell vẫn khẳng định rằng ngoài việc “tìm đến những nguồn cung tri thức khách quan”, giáo dục cần đề xuất “việc đào tạo các thói quen suy xét của tư tưởng”. Ngoài việc tìm đến các tri thức như thế, người học cần phát triển những kỹ năng nhất định, nếu tri thức có được không tạo nên những cá nhân vốn tiếp nhận một cách thụ động sự thông thái và tín điều của các ông thầy đang thống trị trong xã hội của họ. Đôi khi, Russell chỉ sử dụng khái niệm “trí tuệ”, bằng cách đối chiếu với mỗi riêng thông tin, để chỉ toàn bộ tập hợp các năng lực phê phán sẳn có trong đầu. Những kỹ năng phê phán như thế, có cơ sở ở tri thức, gồm: (i) năng lực hình thành ý kiến riêng, năng lực này bao hàm, ví dụ, có khả năng nhận biết những gì có thể gây lầm lạc, có khả năng nghe hùng biện mà không bị lôi cuốn, và trở nên lão luyện trong việc đặt và xác định [vấn đề], nếu có bất cứ lý do gì để nghĩ rằng niềm tin của mình là đúng; (ii) năng lực tìm một giải pháp không thiên vị, năng lực này bao hàm việc học nhận biết và kiểm soát các định kiến của mình, đi đến xem xét niềm tin của riêng mình một cách độc lập giống như những gì mà mình xét thấy ở các niềm tin của những người khác, đánh giá các vấn đề theo giá trị của chúng, cố gắng nắm vững các dữ kiện liên quan, và sức mạnh của các luậ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán William Hare Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán William Hare Đại học Mount St. Vincent Đinh Hồng Phúc dịch Lý tưởng về tư duy phê phán là một lý tưởng trung tâm trong triết học Russell, cho dù điều này vẫn còn chưa được thừa nhận rộng rãi. Tên tuổi của Russell ít khi xuất hiện trong khối văn liệu đồ sộ về tư duy phê phán, là tư duy nảy sinh trong triết học giáo dục hơn hai mươi năm qua. Ít nhà bình luận để ý đến tầm quan trọng của công trình của Russell đối với lý thuyết về giáo dục, một lý thuyết gồm cả thành tố phê phán. Chomsky, chẳng hạn, nhắc chúng ta nhớ quan niệm nhân văn của Russell về giáo dục, xem người học là một cá nhân độc lập mà sự phát triển của mình đang bị lối học nhồi sọ đe dọa. Woodhouse, trong khi cũng viện đến khái niệm tăng trưởng, chỉ ra mối băn khoăn của Russell về việc bảo vệ sự tự do của trẻ em để thực hành phán đoán cá nhân về các vấn đề trí tuệ và đạo đức. Stander bàn về yêu sách của Russell rằng việc giáo dục trong nhà trường thường hay quá cổ vũ cái tâm tính bầy đàn, với sự cuồng tín và độc đoán của nó, không phát triển được cái mà Russell gọi là một “thói quen phê phán của đầu óc”. Mối đe dọa của lối học nhồi sọ, tầm quan trọng của phán đoán cá nhân, và sự chiếm ưu thế của những tư kiến có tính cuồng tín, tất cả đều nhấn mạnh nhu cầu cần có cái mà ngày nay ta gọi là tư duy phê phán; và công trình của Russell là đáng giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu xem loại tư duy này đòi hỏi những gì và tại sao nó lại quan trọng trong giáo dục. Nhưng để thiết lập ý nghĩa của quan niệm của Russell về tư duy phê phán thì ta cần phải có nhiều điều hơn để bàn. Quan niệm này đã đi trước nhiều thức nhận trong các cuộc tranh luận đương đại và tránh nhiều cạm bẫy mà các tác gia gần đây nhận ra. Một số nhân tố có lẽ đã che giấu sự đánh giá ngay tức khắc về đóng góp của Russell. Các giải thích của ông về tư duy phê phán rải rác trong nhiều bài viết, chưa được hệ thống hóa thành một công trình hoàn chỉnh; và Russell cũng không có ý sử dụng thuật ngữ ngày nay đang thịnh hành là “tư duy phê phán”. Cách nói này chỉ bắt đầu trở thành thời thượng trong những năm 1940 và 1950, và các nhà triết học thời kỳ đầu nói một cách thỏa mái hơn về tư duy phản tư, tư duy thẳng thắn, tư duy rõ ràng hay tư duy khoa học, thường nói về tư duy phổ biến [simpliciter]. Người ta cũng đã phác họa những nét phân biệt hữu ích giữa các loại tư duy này, nhưng thường bị tách ra khỏi bối cảnh, không kể đến những khác nhau về mặt thuật ngữ, là vấn đề mấu chốt này có liên quan đến những gì mà bây giờ được gọi là tư duy phê phán. Russell dùng rất nhiều thuật ngữ khác nhau, bao gồm, một cách ngẫu nhiên, các quy chiếu đến một thói quen phê phán của đầu óc, thái độ phê phán, phán đoán có phê phán, tinh thần phê phán có thể giải quyết [solvent criticism], soi xét có phê phán, khảo sát có phê phán, tiếp nhận có phê phán nhưng không giáo điều. Với Russell, ý niệm về tư duy phê phán nằm sâu trong cấu trúc khung của triết học, khoa học, lý tính, tự do và giáo dục, và các quan điểm của ông cứ ló dạng mỗi khi ông bàn đến các chủ đề này hay khác. Quan niệm của Russell về tư duy phê phán bao hàm sự quy chiếu đến hàng loạt các kỹ năng, các tâm thế và các thái độ, những cái này cùng nói lên đặc trưng của một phẩm chất vừa có khía cạnh trí tuệ vừa có khía cạnh đạo đức, và dùng để đề phòng sự nảy sinh hàng loạt cái xấu [vices], gồm thuyết giáo điều và thành kiến. Vì tin tưởng mục đích cốt lõi của giáo dục là trang bị cho người học khả năng xây dựng “một phán đoán hợp lý về các vấn đề có tính tranh cãi buộc họ phải có hành động”, Russell vẫn khẳng định rằng ngoài việc “tìm đến những nguồn cung tri thức khách quan”, giáo dục cần đề xuất “việc đào tạo các thói quen suy xét của tư tưởng”. Ngoài việc tìm đến các tri thức như thế, người học cần phát triển những kỹ năng nhất định, nếu tri thức có được không tạo nên những cá nhân vốn tiếp nhận một cách thụ động sự thông thái và tín điều của các ông thầy đang thống trị trong xã hội của họ. Đôi khi, Russell chỉ sử dụng khái niệm “trí tuệ”, bằng cách đối chiếu với mỗi riêng thông tin, để chỉ toàn bộ tập hợp các năng lực phê phán sẳn có trong đầu. Những kỹ năng phê phán như thế, có cơ sở ở tri thức, gồm: (i) năng lực hình thành ý kiến riêng, năng lực này bao hàm, ví dụ, có khả năng nhận biết những gì có thể gây lầm lạc, có khả năng nghe hùng biện mà không bị lôi cuốn, và trở nên lão luyện trong việc đặt và xác định [vấn đề], nếu có bất cứ lý do gì để nghĩ rằng niềm tin của mình là đúng; (ii) năng lực tìm một giải pháp không thiên vị, năng lực này bao hàm việc học nhận biết và kiểm soát các định kiến của mình, đi đến xem xét niềm tin của riêng mình một cách độc lập giống như những gì mà mình xét thấy ở các niềm tin của những người khác, đánh giá các vấn đề theo giá trị của chúng, cố gắng nắm vững các dữ kiện liên quan, và sức mạnh của các luậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tư duy phê phán triết học phương pháp tư duy phát triển tư duy lý thuyết tư duy phê phánGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 340 2 0
-
124 trang 293 1 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 270 0 0 -
11 trang 269 0 0
-
99 trang 259 0 0
-
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 trang 248 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 227 0 0 -
Tư duy phê phán thông qua môn học Lý thuyết kế toán ở bậc đào tạo sau đại học
6 trang 130 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 128 0 0 -
12 trang 127 0 0