Danh mục

Bí ẩn châm cứu phương Đông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.40 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Châm cứu là một y thuật có lịch sử hàng ngàn năm và đã được Tổ chức y tế thế giới WHO bước đầu công nhận. Tuy nhiên, bản chất thực sự của châm cứu vẫn là bí ẩn đối với khoa học hiện đại, khi nó được xem như một trường hợp khá điển hình của y học năng lượng.Châm cứu là kỹ thuật dùng vật mảnh và nhọn (châm) hoặc mồi ngải (cứu) tác động lên các huyệt trên da để chữa bệnh. Theo y lý phương Đông, đó là kỹ thuật khôi phục sự cân bằng âm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí ẩn châm cứu phương Đông Bí ẩn châm cứu phương ĐôngChâm cứu là một y thuật có lịch sử hàng ngàn năm và đã được Tổ chức y tế thếgiới WHO bước đầu công nhận. Tuy nhiên, bản chất thực sự của châm cứu vẫn làbí ẩn đối với khoa học hiện đại, khi nó được xem như một trường hợp khá điểnhình của y học năng lượng.Châm cứu là kỹ thuật dùng vật mảnh và nhọn (châm) hoặc mồi ngải (cứu) tác độnglên các huyệt trên da để chữa bệnh. Theo y lý phương Đông, đó là kỹ thuật khôiphục sự cân bằng âm dương, các loại sinh khí vẫn được lưu hành theo hệ kinhmạch trong cơ thể. Tuy nhiên, khoa học hiện đại chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràngvề mặt giải phẫu và sinh lý của khí, huyệt và đường kinh; và một số nhà thực hànhthậm chí không châm theo các bộ huyệt kinh điển.Các nghiên cứu ủng hộ việc dùng châm cứu để giảm đau hoặc điều trị chứng nônói sau phẫu thuật hoặc sau xạ trị ung thư. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn chorằng, đó chỉ là một kiểu tâm lý liệu pháp.Lịch sử châm cứuKhởi nguồn chính xác của châm cứu là đối tượng của các giai thoại; một trong sốđó giả định các chiến binh cổ đại tổn thương nhẹ do bị trúng tên lại thấy các chứngbệnh mạn tính suy giảm. Các đồ hình từ thời nhà Thương (1600-1100 trước CN)cho thấy châm được dùng cùng với cứu. Mặc cho sự xuất hiện của kim loại, đếntận thế kỷ thứ II trước CN, kim châm mới thay thế thạch châm. Thư tịch cổ nhất vềchâm cứu là tác phẩm “Hoàng đế nội kinh”, xuất hiện khoảng 200 năm trước CN.Nó không phân biệt châm và cứu, với cùng các chỉ định cho cả hai kỹ thuật. Cùngvới sự lan tỏa văn hóa, châm cứu xâm nhập các quốc gia láng giềng, như TriềuTiên, Nhật Bản hoặc Việt Nam, với sự cải biến riêng thích hợp.Sau đời nhà Tống, châm cứu mất thế thượng phong so với phương dược. Chỉ đếnsau năm 1949, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, châm cứu mới trởnên phổ biến tại Trung Quốc như ngày nay.Tại châu Âu, các nghiên cứu cho thấy, trên cơ thể người băng Otzi có tới 15 nhómhình xăm, một số trùng với các huyệt vị. Điều đó dẫn tới giả định, thực hành kiểuchâm cứu đã xuất hiện trên khắp lục địa Á-Âu từ 5.000 năm trước.Bản chất huyệt đường, kinh và khíTrên 14 kinh mạch trong cơ thể, có 365 huyệt vị, tương ứng số ngày trong mộtnăm. Số huyệt vị tăng theo thời gian, vì trong “Hoàng đế nội kinh” chỉ có 160huyệt. Nhiều huyệt có vị trí tương ứng với các bó thần kinh nhỏ. Nghiên cứu tạiTrung Quốc những năm 1980 cho thấy, 309 huyệt nằm trên hoặc rất gần các sợithần kinh, 286 huyệt nằm trên hoặc rất gần các mạch máu lớn, với các bó thần kinhmạch bao quanh. Các huyệt khác tương ứng với các điểm trigger, là điểm đau chóitrong đau cân cơ; hoặc điểm vận động, nơi thần kinh tận cùng tại các bó cơ. Nóicách khác, huyệt vị thường tương ứng với các tận cùng thần kinh tại da, mạch máuhoặc cơ. Chẳng hạn huyệt Hợp cốc tương ứng với nhánh bề mặt của thần kinhxương quay.Vậy loại thần kinh ngoại biên nào chuyển tải tác dụng của châm cứu? Một số nhàkhoa học giả định, đó là sợi cảm giác độ dài Aγä, sợi dẫn cảm giác đau nhanh Aδvà sợi dẫn cảm giác đau chậm C. Chúng chuyển tải mọi cảm giác đặc trưng của sựđắc khí: cảm giác tê (Aγä); nặng, căng, dính (Aδ) và đau (C).Vậy khí, dòng năng lượng sống trong cơ thể là gì? Ngoài xung thần kinh thôngthường chạy dọc các nơ-ron, đó có thể là dòng điện vết thương chạy theo hệ tế bàođệm, có tác dụng khởi phát sự tái sinh (phát hiện của giới chấn thương chỉnh hìnhMỹ thập niên 60 của thế kỷ trước), hoặc các tín hiệu điện từ chưa biết nào đó. Vìthế khi phong bế các sợi thần kinh, châm cứu mất tác dụng (khám phá của Chiang,1973).Tương tự như khí và huyệt, bản chất thực sự của đường kinh vẫn chưa được khámphá. Theo Felix Mann, Chủ tịch đầu tiên của Hội Châm cứu Anh, hệ kinh lạc chỉ làsự ước lệ hóa, giống như các đường kinh tuyến trên trái đất.Tác dụng của châm cứuTác dụng nổi bật của châm cứu là giảm đau. Các nghiên cứu chặt chẽ về phươngpháp luận đã chứng tỏ, châm cứu tỏ ra hiệu quả với viêm khớp, đau nửa đầu, đaucổ vai cánh tay, đau thắt lưng cấp và mạn tính… Chính vì vậy, trong 40 chỉ địnhcủa WHO cho châm cứu, các chứng đau chiếm đa số. Tác dụng càng rõ rệt khidùng điện châm.Những nghiên cứu từ năm 1976 cho thấy, cơ chế giảm đau của châm cứu là kíchthích hệ chống đau tự nhiên của cơ thể, qua việc phóng thích các chất giảm đau nộisinh trong não bộ. Đó là các morphine nội sinh, serotonin và noradrenaline.Nôn ói sau phẫu thuật hoặc sau xạ trị ung thư là chỉ định ưu tiên khác của châmcứu. Dùng châm cứu trước hoặc sau xạ trị đều dẫn tới việc giảm tần suất và mứcđộ nôn, do đó giảm lượng thuốc chống nôn dùng cho người bệnh.Tăng khả năng thụ thai và tạo thuận cho cuộc sinh nở cũng là lựa chọn ưa thích củagiới châm cứu. Một báo cáo tổng kết trên Cochrane (nơi tiến hành các tổng kết quychuẩn trong y khoa) năm 2008 cho thấy, với các trường hợp thụ thai trong ốngnghiệm, châm cứu vào ngày cấy phôi vào dạ con làm tăng khả năng thụ thai; tuynhiên ...

Tài liệu được xem nhiều: