BI - Business Intelligence: Vai trò kết nối
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 93.78 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
BI - Business Inteligence vừa là đầu ra cuối cùng, sản phẩm "nhìn thấy" được của các hệ thống ERP, CRM... vừa là đầu vào cho chính các hệ thống đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BI - Business Intelligence: Vai trò kết nối BI - Business Intelligence: Vai trò kết nối BI - Business Inteligence vừa là đầu ra cuối cùng, sản phẩm 'nhìn thấy' được của các hệ thống ERP, CRM... vừa là đầu vào cho chính các hệ thống đó. BI là gì? Business Inteligence – BI (tạm dịch là giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh) là một hệ thống báo cáo cho phép tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng (KH), thị trường, nhà cung cấp, đối tác, nhân sự... và phân tích/sử dụng các dữ liệu đó thành các nguồn thông tin có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc ra quyết định. Thông thường cấu trúc một bộ giải pháp BI đầy đủ gồm một kho dữ liệu tổng hợp (datawarehouse) và các bộ báo cáo, bộ chỉ tiêu quản lý hiệu năng TC/DN (Key Perfomance Indicators – KPIs), các dự báo và phân tích giả lập (Balance Scorecards, Simulation and Forecasting...). Thông thường, đầu ra trong mỗi hệ thống ERP, CRM, HCM... là các dữ liệu đã sẵn sàng phục vụ việc phân tích. Tuy nhiên, đối với nhiều TC/DN, việc khai thác các dữ liệu này chưa được chú trọng nên chỉ dừng ở các yêu cầu kết xuất báo cáo nghiệp vụ đơn thuần của các phòng ban. Khá nhiều thông tin quan trọng cho người ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược đã bị bỏ qua do thiếu công cụ tổng hợp, phân tích, “móc nối” các dữ liệu này, hoặc do người lãnh đạo không nhìn nhận khả năng này nên không đặt ra yêu cầu với hệ thống CNTT. Xét ở góc độ đầu tư thì đây là sự lãng phí lớn. Trên thực tế, BI cần cho mọi TC/DN có nhu cầu tích hợp dữ liệu và phân tích thông tin. Đối với nhà quản lý, đây là hệ thống phân tích hoạt động DN chính xác và toàn diện nhất do thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn trong DN. Trong nhiều trường hợp, nếu không sử dụng BI, TC/DN sẽ không có được các kết quả ngay, thậm chí có thể tốn kém một khoản chi phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, tìm tòi mới có được kết quả. Với BI, DN dễ dàng có ngay thông tin phân tích quản lý, để trả lời các câu hỏi như: “KH quan trọng nhất của DN hiện nay là ai?”; “Thị trường nào đang mang lại tỷ trọng lợi nhuận chính?”... Ứng dụng BI thế nào? Ở mức hệ thống, BI là khâu cuối cùng của các giải pháp ERP, CRM, HCM... Nghĩa là chỉ khi các hệ thống quản trị thông tin này đi vào vận hành, khai thác thì BI mới phát huy được công việc của mình. Ở mức đơn giản, BI, là các yêu cầu đặt ra của nhà lãnh đạo với mỗi hệ thống PM quản lý. Ví dụ, nhiều công ty hiện nay khai thác các báo cáo tài chính hoặc yêu cầu đơn vị triển khai xây dựng thêm phân hệ báo cáo cho hội đồng quản trị song song với hệ thống ERP trong DN. Theo ông Vương Quân Ngọc, chuyên gia tư vấn FPT ERP thì “BI vừa là đầu ra cuối cùng của các hệ thống ERP, CRM... vừa là đầu vào cho chính các hệ thống này. Vì nếu xây dựng DN từ các kết quả đánh giá của BI, tức là từ các chỉ số đánh giá hiệu năng DN thì DN sẽ có thông tin đầu vào phản ánh chính xác kết quả đầu ra đó”. Ông Ngọc cho rằng: “Khi một TC/DN đã ứng dụng ERP thì việc áp dụng BI là phần liên kết rất nên phát triển và tận dụng. Điều đó sẽ giúp TC/DN hoàn thiện hệ thống ứng dụng CNTT của mình để thúc đẩy phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh”. Ví dụ như DN trong lĩnh vực viễn thông hoặc ngân hàng sử dụng hệ thống contact center. Bình thường, hệ thống này chỉ kết nối và trả lời tự động yêu cầu của KH. Tuy nhiên, khi được khai thác cùng BI, BI sẽ đưa ra các chỉ số cho biết tỷ lệ KH trung niên, KH trên đại học... sử dụng hệ thống này trong tháng. Đây chính là đầu vào cho hệ contact center , có tác động ngược lại cho contact center, khiến hệ thống này, từ chỗ chỉ là một trung tâm nhận và trả lời các cuộc điện thoại của KH, phát triển thành một trung tâm thông tin đa kênh. Những thông tin này sẽ được hệ BI chia sẻ tới nhiều bộ phận trong DN, giúp DN đảm bảo phương châm kinh doanh “lấy KH làm trọng tâm” của mình. Hiện ở Việt Nam, thị trường cung cấp giải pháp BI còn khá sơ khai nhưng cũng đã quy tụ khá nhiều tên tuổi như: Business Objects, Cognos, Hyperion, SAP, Oracle ... Mỗi giải pháp đều có sự khác nhau về tính năng, khả năng tích hợp, phân tích và xử lý thông tin. Như bất cứ giải pháp/phần mềm nào, BI chỉ là một công cụ, do vậy khi TC/DN lựa chọn và sử dụng, cần cân nhắc tới tính khả dụng và khả năng tích hợp của nó với các hệ thống khác trong DN. Đồng thời luôn đảm bảo trong khi vận hành, thông tin đầu vào cho BI phải luôn là thông tin xác thực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BI - Business Intelligence: Vai trò kết nối BI - Business Intelligence: Vai trò kết nối BI - Business Inteligence vừa là đầu ra cuối cùng, sản phẩm 'nhìn thấy' được của các hệ thống ERP, CRM... vừa là đầu vào cho chính các hệ thống đó. BI là gì? Business Inteligence – BI (tạm dịch là giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh) là một hệ thống báo cáo cho phép tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng (KH), thị trường, nhà cung cấp, đối tác, nhân sự... và phân tích/sử dụng các dữ liệu đó thành các nguồn thông tin có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc ra quyết định. Thông thường cấu trúc một bộ giải pháp BI đầy đủ gồm một kho dữ liệu tổng hợp (datawarehouse) và các bộ báo cáo, bộ chỉ tiêu quản lý hiệu năng TC/DN (Key Perfomance Indicators – KPIs), các dự báo và phân tích giả lập (Balance Scorecards, Simulation and Forecasting...). Thông thường, đầu ra trong mỗi hệ thống ERP, CRM, HCM... là các dữ liệu đã sẵn sàng phục vụ việc phân tích. Tuy nhiên, đối với nhiều TC/DN, việc khai thác các dữ liệu này chưa được chú trọng nên chỉ dừng ở các yêu cầu kết xuất báo cáo nghiệp vụ đơn thuần của các phòng ban. Khá nhiều thông tin quan trọng cho người ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược đã bị bỏ qua do thiếu công cụ tổng hợp, phân tích, “móc nối” các dữ liệu này, hoặc do người lãnh đạo không nhìn nhận khả năng này nên không đặt ra yêu cầu với hệ thống CNTT. Xét ở góc độ đầu tư thì đây là sự lãng phí lớn. Trên thực tế, BI cần cho mọi TC/DN có nhu cầu tích hợp dữ liệu và phân tích thông tin. Đối với nhà quản lý, đây là hệ thống phân tích hoạt động DN chính xác và toàn diện nhất do thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn trong DN. Trong nhiều trường hợp, nếu không sử dụng BI, TC/DN sẽ không có được các kết quả ngay, thậm chí có thể tốn kém một khoản chi phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, tìm tòi mới có được kết quả. Với BI, DN dễ dàng có ngay thông tin phân tích quản lý, để trả lời các câu hỏi như: “KH quan trọng nhất của DN hiện nay là ai?”; “Thị trường nào đang mang lại tỷ trọng lợi nhuận chính?”... Ứng dụng BI thế nào? Ở mức hệ thống, BI là khâu cuối cùng của các giải pháp ERP, CRM, HCM... Nghĩa là chỉ khi các hệ thống quản trị thông tin này đi vào vận hành, khai thác thì BI mới phát huy được công việc của mình. Ở mức đơn giản, BI, là các yêu cầu đặt ra của nhà lãnh đạo với mỗi hệ thống PM quản lý. Ví dụ, nhiều công ty hiện nay khai thác các báo cáo tài chính hoặc yêu cầu đơn vị triển khai xây dựng thêm phân hệ báo cáo cho hội đồng quản trị song song với hệ thống ERP trong DN. Theo ông Vương Quân Ngọc, chuyên gia tư vấn FPT ERP thì “BI vừa là đầu ra cuối cùng của các hệ thống ERP, CRM... vừa là đầu vào cho chính các hệ thống này. Vì nếu xây dựng DN từ các kết quả đánh giá của BI, tức là từ các chỉ số đánh giá hiệu năng DN thì DN sẽ có thông tin đầu vào phản ánh chính xác kết quả đầu ra đó”. Ông Ngọc cho rằng: “Khi một TC/DN đã ứng dụng ERP thì việc áp dụng BI là phần liên kết rất nên phát triển và tận dụng. Điều đó sẽ giúp TC/DN hoàn thiện hệ thống ứng dụng CNTT của mình để thúc đẩy phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh”. Ví dụ như DN trong lĩnh vực viễn thông hoặc ngân hàng sử dụng hệ thống contact center. Bình thường, hệ thống này chỉ kết nối và trả lời tự động yêu cầu của KH. Tuy nhiên, khi được khai thác cùng BI, BI sẽ đưa ra các chỉ số cho biết tỷ lệ KH trung niên, KH trên đại học... sử dụng hệ thống này trong tháng. Đây chính là đầu vào cho hệ contact center , có tác động ngược lại cho contact center, khiến hệ thống này, từ chỗ chỉ là một trung tâm nhận và trả lời các cuộc điện thoại của KH, phát triển thành một trung tâm thông tin đa kênh. Những thông tin này sẽ được hệ BI chia sẻ tới nhiều bộ phận trong DN, giúp DN đảm bảo phương châm kinh doanh “lấy KH làm trọng tâm” của mình. Hiện ở Việt Nam, thị trường cung cấp giải pháp BI còn khá sơ khai nhưng cũng đã quy tụ khá nhiều tên tuổi như: Business Objects, Cognos, Hyperion, SAP, Oracle ... Mỗi giải pháp đều có sự khác nhau về tính năng, khả năng tích hợp, phân tích và xử lý thông tin. Như bất cứ giải pháp/phần mềm nào, BI chỉ là một công cụ, do vậy khi TC/DN lựa chọn và sử dụng, cần cân nhắc tới tính khả dụng và khả năng tích hợp của nó với các hệ thống khác trong DN. Đồng thời luôn đảm bảo trong khi vận hành, thông tin đầu vào cho BI phải luôn là thông tin xác thực.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
BI là gì tìm hiểu về BI kinh nghiệm kinh doanh kinh nghiệm tiếp thị kinh nghiệm marketing internet marketingGợi ý tài liệu liên quan:
-
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 299 1 0 -
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 297 0 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 292 0 0 -
20 trang 286 0 0
-
Chỉ số đo lường hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI)
7 trang 240 0 0 -
Dự báo trong kinh doanh - Tổng quan phân tích số liệu và dự báo kinh tế ( Phùng Thanh Bình)
36 trang 225 0 0 -
24 trang 189 1 0
-
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 186 0 0 -
NHỮNG THUẬT NGỮ TRONG QUẢNG BÁ WEB CẦN HIỂU KỸ
3 trang 181 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 135 0 0