Thông tin tài liệu:
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút (vọp bẻ) và cách khắc phục theo từng nguyên nhân.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút thường là do hoạt động quá sức của hệ thần kinh cơ bắp. Ảnh minh họa. Do thiếu calcium, magnesium và kalium:Nguyên nhân này thường gặp ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ chất). Với nguyên nhân này chỉ cần bổ sung các chất trên là được. Lưu ý, nên bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếu thiếu cả calcium...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị chuột rút có nên dùng thuốc? Bị chuột rút có nên dùng thuốc?Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút(vọp bẻ) và cách khắc phục theo từngnguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút thường là do hoạt động quá sức của hệ thần kinh cơ bắp. Ảnh minh họa.Do thiếu calcium, magnesium và kalium:Nguyên nhân này thường gặp ở người cóthai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành(do trong khẩu phần ăn không đủ chất). Vớinguyên nhân này chỉ cần bổ sung các chấttrên là được.Lưu ý, nên bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếuthiếu cả calcium và magnesium thì bổ sungmagnesium trước rồi bổ sung calcium sau vìcalcium làm giảm sự hấp thụ mangesium.Ngoài ra, chuột rút còn do ứ đọng acid lactic(vì vận động quá mức, vì dùng thiếu nướchay do dùng thuốc làm cho chuyển hoá bịrối loạn).Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệmạch:Nguyên nhân này thường xảy ra với nhữngngười lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, nguyênnhân này lại đi kèm với nguyên nhân trên (vìsự hấp thu các chất trên giảm sút). Cáchkhắc phục là vừa bổ sung calcium,magnesium, kailum vừa bổ sung các chất cólợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn.Thường dùng nhất là vitamin B1, uống, liềucao hay vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viênmagnesium B6).Do hoạt động thái quá của hệ thần kinhcơ bắp:Ví dụ như tập luyện căng thẳng mãi trongmột tư thế, trong một điều kiện bắt buộckhác với bình thường (như lạnh đột ngột).Điều này hay xảy ra với vận động viên vàcách phòng chữa chuột rút ở họ cũng cókhác: Cần có thời gian làm duỗi cơ 5-10phút trước lúc khởi động, mang trang bịđúng (dùng loại giày thích hợp), dùng đủnước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic).Khi bơi lội hay bị chuột rút ở ngón chân(nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằngvận động chậm). Khi bị vọp bẻ thì ngừngngay hoạt động, nếu được có thể kéo duỗi cơtừ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn.Sau khi bị chuột rút nên nghỉ luyện tậpkhoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinhtrung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóngvùng chuột rút trong vài phút để làm giãncơ. Đương nhiên, vận động viên cũng cần ănhay dùng thuốc bổ sung đủ calcium,magnesium, vitamin như các trường hợp nêutrên và nhu cầu vận động viên bao giờ cũngcao hơn.Một thuốc nữa thường dùng trong chuột rútlà thuốc làm bền và giãn mạch. Chúng có tácdụng làm cho máu lưu thông, cung cấp đủcác chất cho hệ cơ và thần kinh như cyclo-3fort (gồm cao ruscus alculeatus + hesperdinmethyl chacol và vitamin C) hay các loạikhác như benzequerein. Thuốc khó dùng,cần có chỉ dẫn của thầy thuốc.Người bị chuột rút cũng không nên lạmdụng chất kích thích như cà phê.Y học cổ truyền cho chuột rút là do hàn(lạnh thì co), thuộc phong (gây co cứng), doẩm (khí huyết ứ trệ). Thường dùng bài thuốcthư cân hoạt huyết bao gồm tới 12 vị (phòng phong, kinh giới, độc hoạt, đươngquy, tục đoạn, thanh bì, hồng hoa, chỉ xác,ngũ gia bì, đỗ trọng, ngưu tất) gia giảm từngvị từ 6 - 12g. Sắc uống mỗi đợt 5 ngày. Xétkỹ thì các thuốc trên có cơ chế phòng ngừachuột rút giống như tân dược.Bổ sung thức ăn hay dùng thuốc với liều đầyđủ, duy trì cho đến lúc tình trạng chuột rútkhông còn hoặc rất hiếm xảy ra.