Danh mục

Bị động tiêu cực (Phần 2/3)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng tiêu cực ỷ lại thực ra cũng là hiện tượng khá phổ biến trong chúng ta. Hạt giống tiêu cực không chỉ dựa dẫm vào hoàn cảnh xấu, mà cuộc sống ổn định an nhàn cũng có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nó phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị động tiêu cực (Phần 2/3) Bị động tiêu cực (Phần 2/3) Tư tưởng tiêu cực ỷ lại thực ra cũng là hiện tượng khá phổ biến trong chúng ta. Hạt giống tiêu cực không chỉ dựa dẫm vào hoàn cảnh xấu, mà cuộc sống ổn định an nhàn cũng có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nó phát triển. Bị động tiêu cực (Phần 2/3) 2. Tiêu cực cũng có thể nảy sinh trong môi trường thuận lợi So với hiện tượng suốt ngày ca thán, thì tiêu cực trong cuộc sống an nhàn dễ bị phát hiện, nó thường được nguỵ trang bởi thái độ dường như tích cực, như “biết thích ứng với cảnh ngộ thì vui”, “biết đủ thì thấy vui”. Nếu không có những ý nghĩ đó thì tiêu cực đã bắt đầu giày vò ý chí của bạn, gặm nhấm lý tưởng và niềm tin của bạn. Năm 1988 Lam vào làm ở đài truyền hình, công việc đầu tiên của cô là hàng ngày ngồi trực điện thoại để thu thập thông tin. Sau bốn năm làm việc, Lam từ một cô phóng viên trẻ đã trở thành một biên tập viên có bề dày kinh nghiệm. Khi công việc đang thuận buồm xuôi gió, khi cô đã nắm được những kỹ xảo làm tin tức truyền hình, thì cô lại cảm thấy công việc của mình quá nhàm chán, vô vị. Vừa ra khỏi nhà cô đã biết hôm nay phải tiếp hạng người nào, họ sẽ nói những gì, thậm chí trước khi ra khỏi nhà đã có thể viết được bản thảo, sau đó bổ sung phần phỏng vấn vào là xong. Hàng ngày nhận tin, thu thập tổng hợp tin, phát sóng thông tin đã thành thói quen, dường như mục đích duy nhất khi đi làm là nhận được tiền lương hậu hĩnh hàng tháng. Vào một buổi tối khi nằm trên giường cô bỗng nhớ lại hồi học đại học, một cô giáo đã nói rằng: Phóng viên truyền hình là một nghề lý tưởng, được đãi ngộ cao, được mọi người tôn trọng; hàng năm lại có được khoản tiền thưởng đáng kể. Trong xã hội mọi người thường để ý đến bạn, cho rằng bạn tài giỏi , có năng lực… lâu dần bạn sẽ thấy tự thoả mãn với thực tại, không nghĩ đến việc phấn đấu vươn lên, dần dần bạn sẽ trở thành con mèo “mập ú”. Công việc không có sự thay đổi và thử thách thì sẽ trở nên vô bổ. nếu như không tỉnh táo, thảo mãn với thực tại thì sẽ trở thành chú mèo mập, không biết bắt chuột. Lam đã nhận thức được điều đó, cô nói: “Cuộc đời của con người dường như đang đấu tranh với sức hút của tâm trái đất, cuộc đấu tranh luôn tồn tại và thể hiện rất rõ trong hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là lúc người ta đứng trước hoàn cảnh khó khăn, có thể cảm nhận một cách rõ ràng “lực cản”, nảy sinh tư tưởng đối kháng, không tìm cách khắc phục. Giai đoạn thứ hai càng đáng sợ hơn, chính là khi ở vào trạng thái cuộc sống quá dễ chịu, bị một sức mạnh tàng hình lôi kéo xuống. Con người ta không có áp lực, sẽ giống như con ếch bơi trong chảo nước ấm, nhiệt độ tăng dần mà nó không hay biết, khi nhiệt độ tăng cao thì nó lại không thể nhảy ra ngoài được nữa và đành phải giãy giụa chờ chết”. Lam không muốn mình trở thành con mèo mập, cũng không muốn là con ếch trong chảo nước ấm, cô luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, cô không những làm tốt công việc của mình mà còn tranh thủ thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ba năm sau cô đã là Phó giám đốc Đài truyền hình. Khi bắt đầu đảm nhiệm công việc gì đó trong công ty, trải qua thời gian thử việc, và công việc dần ổn định theo quy củ, bạn sẽ không cảm thấy vất vả bận rộn như trước, bạn sẽ cảm thấy dần thích ứng với không khí làm việc ở công ty, những việc lớn nhỏ đều làm tốt,quan hệ giữa bạn với cấp trên và đồng sự cũng tốt hơn, kết thân với những người cùng trang lứa, gần gũi với mọi người, ông chủ cũng đối xử tốt với bạn. Đây là ước muốn của nhiều người làm công ăn lương. Những người sống trong hoàn cảnh như vậy có thể có người sẽ cho rằng không cần phải cố gắng nữa, không cần phải cần mẫn làm việc nữa. Thế nhưng sự ổn định mà mọi người hâm mộ, sự tiện lợi mà mọi người mong muốn chưa chắc đã thực sự kích thích lòng nhiệt tình làm việc và tạo lập thành công trong sự nghiệp.Dường như môi trường “ấm áp” càng làm cho vi khuẩn nảy nở, trong môi trường ổn định càng khiến cho con người ta nảy sinh tư tưởng têu cực thoã mãn một cách mù quáng, an phận thủ thường, không chịu vươn lên. Anh Hoà 42 tuổi, bố của hai đứa con, làm cán bộ quản lý nghiệp vụ công ty Khoa học kỹ thuật. Năm năm qua đảm nhận công tác này, anh dần dần thấy bớt căng thẳng hơn lúc đầu. Hàng ngày vật lộn với đống công văn giấy tờ và hội họp, đối với mọi người mà nói có vẻ cũng phiền phức nhưng đối với nah tất cả rất dễ dàng. Năm năm anh đã làm biết bao nhiêu công việc như vậy. Nhưng dần dần anh Hoà cảm thấy không ổn: “Tôi không thể kỳ vọng gì vào công việc của mình, càng không thể nói đến lòng nhiệt tình, đối với tôi công việc như một ngọn nến đang cháy dần và chẳng có ý nghĩa gì cả, tôi không biết giá trị của cuộc đời tôi ở đâu nữa”. Cuộc sống nhàn rỗi không đem lại cho anh niềm vui. Sau khi cuộc sống này trở thành thói quen, niềm vui lúc đầu cũng mờ nhạt dần theo năm tháng, khi đã có nó rồi thì không còn cảm thấy vui vẻ nữa nhưng nếu bị mất đi thì lại làm cho ta đau khổ thực sự. Hàng ngày lặp đi lặp lại một công việc, xử lý những sự vụ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: