Lấy nhau từ năm “chàng” 18, “nàng” 17 tuổi nhưng hạnh phúc của cặp vợ chồng “trẻ con” không được bền lâu vì mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng.Nếu không có sự can thiệp, hòa giải kịp thời của người thân trong gia đình, và đặc biệt là sự khuyên giải của những người trong đội hòa giải tại địa phương, cả hai khó lòng níu giữ được hạnh phúc. Cuộc hôn nhân đầy sóng gió, chuyện bi và chuyện hài của cặp vợ chồng “non” của họ qua lời kể củachị Nguyễn Thu Trà- cán bộ văn hóa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bi hài chuyện hòa giải các cặp vợ chồng tuổi teen Bi hài chuyện hòa giải các cặp vợ chồng tuổi teenLấy nhau từ năm “chàng” 18, “nàng” 17 tuổi nhưng hạnh phúc của cặpvợ chồng “trẻ con” không được bền lâu vì mâu thuẫn trong đời sống vợchồng.Nếu không có sự can thiệp, hòa giải kịp thời của người thân trong gia đình,và đặc biệt là sự khuyên giải của những người trong đội hòa giải tại địaphương, cả hai khó lòng níu giữ được hạnh phúc. Cuộc hôn nhân đầy sónggió, chuyện bi và chuyện hài của cặp vợ chồng “non” của họ qua lời kể củachị Nguyễn Thu Trà- cán bộ văn hóa xã Tiền Phong- Hà Nội khiến nhiềungười không khỏi ngỡ ngàng.Vợ chồng “non”“Trong thời gian làm công tác hòa giải, đây là câu chuyện khó quên, khiếntôi bối rối nhất. Cuộc hôn nhân của hai bạn trẻ này đầy những tình huống hàimà bi, cười mà ra nước mắt”- chị Trà bắt đầu lời chia sẻ về một kỉ niệmđáng nhớ trong quá trình công tác của mình.Theo lời chị, hai nhân vật chính trong câu chuyện hòa giải còn rất trẻ. Ngườichồng năm nay 20 tuổi, vợ mới 18 và đã có con hai tuổi rưỡi.“Anh chồng đang học dở một trường nghề ở Hà Nội, còn cô vợ thì ở nhàđồng áng phụ giúp bố mẹ chồng. Cả hai hầu như vẫn phải để bố mẹ “nuôi”bởi không có việc làm, lại gánh thêm con nhỏ”- chị Trà cho biết.Vốn là những đứa trẻ ham chơi, cả Tiến và Nhung- tên đôi vợ chồng trẻ nọđều là những “con nghiện” game từ những năm học trung học. Sớm ngày vùiđầu vào game, cả hai chẳng thiết gì học hành. Trong khi đó, bố mẹ thấy conmình ham vi tính thì lại khấp khởi nghĩ con chăm chỉ, chịu khó cập nhậtcông nghệ thông tin. Họ đâu ngờ, mọi hi vong, mọi bi kịch gia đình đều bắtđầu từ đây.Ảnh minh họaNghe bố mẹ của hai người kể lại, sau này Tiến trình bày với gia đình rằng,cả hai quen nhau qua một trò chơi điện tử online, trong đó, các nhân vật namvà nữ kết đôi và gọi nhau là vợ chồng. Không biết làm vợ chồng bao nhiêulâu trên mạng thì họ hẹn gặp, yêu đương rồi đòi cưới. Lúc bố mẹ biết chuyệnthì cậu Tiến mới học lớp 11, ở nhà vẫn còn được bố mẹ lo cho từng ly từngtí. Về phần Nhung thì gia đình quê ở tận Hưng Yên, bố mẹ đi làm thuê, hầunhư biền biệt xa nhà, để con cho ông bà nội chăm nom.Học thì ít, chơi thì nhiều nên chuyện yêu đương sớm, rồi bỏ nhà lên thămbạn trai ở tận Vĩnh Phúc ông bà cũng không cản nổi. Tất nhiên, bố mẹ Tiếnđùng đùng phản đối chuyện yêu đương của con, coi đó chỉ là trò xốc nổi củacậu con mới lớn.Sau những cuộc nói chuyện to tiếng, những lời chì chiết mắng mỏ conkhông thương tiếc nhưng thấy con vẫn cứng đầu, bố mẹ Tiến thậm chí cònmạnh tay dùng đòn roi để đe dọa câu.Họ không ngờ, “ông con” dám cãi lời bố mẹ, lấy trộm của bố hơn hai triệuđồng, bán chiếc xe đạp hằng ngày vẫn đi học để lấy tiền đưa người yêu raHà Nội “lập nghiệp.“Thằng bé ngày thường chẳng dám cãi bố mẹ một câu, tuy ham chơi nhưngcũng nhìn ngoan ngoãn. Tôi đâu có ngờ nó lại dám làm cái việc động trời ấy.Làng xóm láng giềng nhìn vào, tôi khổ tâm lắm. Nhưng chỉ có mình nó làcon trai, không lo được cho nó sao được!”- mẹ Tiến trải lòng.Chị Trà kể, sau đó, bố mẹ Tiến chịu chết không tìm ra con, lại lo cho connhư lửa đốt, sợ làm điều gì dại dột… Cuối cùng, trời không chịu đất thì đấtphải chịu trời, sau hơn một tháng lang bạt, cậu con dắt người yêu trở về nhàthì bố mẹ đành chấp nhận: Cho cưới.Ngày cưới, “chú rể” vẫn y nguyên dáng dấp cậu học trò cấp ba, nâng ly…nước ngọt mời bạn bè. Cô dâu cười chúm chím mãn nguyện còn gia đình haibên chỉ biết cười.. méo xệch đón nhận những lời mừng.Sau đám cưới cũng là lúc cái bụng cô dâu trẻ lớn dần. Tiến lại lao vào họcđể chuẩn bị thi tốt nghiệp, đại học. Hai vợ chồng chưa biết làm ra tiền, lạivẫn còn giữ thói quen chơi điện tử. Nhà không có máy tính, thỉnh thoảngchồng lại chở vợ ra quán game. Thỉnh thoảng lại cãi vã toàn chuyện trẻ con.“Nhìn con nhà người ta ríu rít đi học, lại nhìn con mình, hai bác đều ngaongán. Thế nhưng họ cũng tự an ủi, chỉ cần con dâu sinh cháu, rồi chờ khỏemạnh sẽ xin việc cho con làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà. Còncon trai thì cố gắng cho học một trường nghề, lo công ăn việc làm ổn định…đó là những dự định rất bình dị của cha mẹ Tiến- Nhung. Nhưng tất cả đềudang dở, khi những mâu thuẫn của hai vợ chồng trẻ cứ tăng dần.Từ sự ghen tuông, bực bội rất trẻ con đến chuyện khác biệt trong cách ăn ở,cư xử ngày thường, chuyện vô tâm, vô ý của cả vợ cả chồng… sinh ra cãi vãtệ hại. Ban đầu hai người chỉ cãi nhau “ngầm”, giữ ý trước mặt bố mẹ. Sau,những cuộc cãi nhau cứ nhiều dần lên như cơm bữa, mức độ cũng ngày mộttrầm trọng, chẳng còn biết giữ ý trước bố mẹ nữa.Tệ hơn cả là hai đứa bắt đầu xô xát nhau không thương tiếc. Con nhỏ, bố mẹtrẻ bất hòa, không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, đầy mâu thuẫn.Rồi cuối cùng, cả hai xin… ly hôn, bất chấp đứa con còn quá nhỏ, hai “ôngbà” phản đối cực lực không thua gì phản đối đám cưới ngày nào”- chị Tràtiếp tục.Trước sự trái tính trái nết của con trai, trước sự khă ...