Danh mục

Bí mật của bức tranh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.82 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huệ theo vị giáo sư già bước lên lối cầu thang chật hẹp và ẩm thấp. Hơi lạnh do cầu thang hút gió phả vào mặt khiến cô hơi chợn rợn, phải bám vào tay vịn đã loang lổ tróc từng mảng sơn. Hôm nay cô bước vào công việc mới với hàng trăm câu hỏi chực bủa vây trong đầu. Vị giáo sư quay lại trấn an: “Cô Huệ đừng lo, sinh viên trường này hiền lắm”. Đám sinh viên tỏ vẻ ngạc nhiên khi vị giáo sư dẫn người mẫu mới tới. Không phải là người đàn bà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí mật của bức tranh Bí mật của bức tranh TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THU HƯƠNGHuệ theo vị giáo sư già bước lên lối cầu thang chật hẹp và ẩm thấp. Hơi lạnh do cầuthang hút gió phả vào mặt khiến cô hơi chợn rợn, phải bám vào tay vịn đã loang lổ tróctừng mảng sơn. Hôm nay cô bước vào công việc mới với hàng trăm câu hỏi chực bủa vâytrong đầu. Vị giáo sư quay lại trấn an: “Cô Huệ đừng lo, sinh viên trường này hiền lắm”.Đám sinh viên tỏ vẻ ngạc nhiên khi vị giáo sư dẫn người mẫu mới tới. Không phải làngười đàn bà ngoài 50 gầy nhô hốc xương cổ, không phải cụ già đen sạm, ngực lép tuổithất thập, mẫu lần này là một cô gái tầm ngoài hai mươi, da trắng, mắt tròn, buồn rườirượi. Những người mẫu nuy ngồi cho đám sinh viên vẽ chẳng cần nhan sắc, dáng chuẩn.Chỉ cần chịu khó ngồi im suốt buổi. Lũ sinh viên nhao nhác một lúc, có ai đó nói: “Đẹpthế, vào đây làm gì không biết”.Bỏ qua những tiếng xì xào, Huệ trút bỏ bộ quần áo. Khựng lại chừng ba phút sau bứcrèm, cô thấy sự ngại ngần không biết từ đâu ùa lại. Định mặc áo quần trở lại nhưng khinghe những âm thanh bên ngoài đã tắt hẳn, nhường sự im lặng tuyệt đối, cô bắt đầu lấylại tinh thần. Huệ đẩy tấm rèm ra, khoác vội mảnh khăn voan đã cũ, bước nhanh nhưchạy lại ghế ngồi. Khi nàng buông tay cho chiếc khăn rơi xuống đấy, sự im lặng đếnnghẹn thở, nghe rõ cả tiếng những nét vẽ chạy soàn soạt trên giấy. Một tiếng ngồi im làmmẫu, hai mươi ngàn. Mẫu nuy nhưng không ai trêu chọc, không ai có hành vi nào khiếmnhã, không ai nghĩ ngợi gì vì ở đây chỉ có những bài học vẽ, sẽ không ai biết gì về cô dẫuchỉ là cái tên. Cô còn được học vẽ miễn phí… Khi vị giáo sư hài hước đảm bảo nhữngđiều ấy, Huệ gật đầu. Vượt qua cả những trở ngại phải khoả thân trước đông người. Huệtự đẩy những suy nghĩ của mình về những chuyện đã qua để giết thời gian đang trôi thậtchậm, thật nặng.Những chuyện đã qua thực ra chẳng vui vẻ gì. Nhưng nghĩ xa hay nghĩ gần cũng chẳngthể có chuyện vui vẻ. Ba mẹ Huệ bỏ quê đi làm ăn xa, nhiều năm không về. Bà nội coimấy chị em như một gánh nợ. Huệ vừa bước qua tuổi 18, bà đã gả tống gả tháo cho mộtngười quen sơ sơ trên thành phố chỉ cốt bớt một miệng ăn. Nhà chồng Huệ giàu có.Chồng là giảng viên một trường đại học lớn trong thành phố. Bà nội hỉ hả tuyên bố khắplàng: “Nhờ tao ăn ở có đức mà con bé đổi đời”. Thực chất, Huệ chỉ đổi từ cái khổ nàyqua cái khổ khác. Vào nhà giàu keo kiệt còn cực hơn trâu. Bố chồng tai biến não, nằmmột nơi. Em chồng mười tám tuổi, nằm ru rú trong nhà vì một căn bệnh kì quái, da tróclở từng vạt, rỉ những mụn nước tanh tưởi. Mẹ chồng có con dâu mừng hơn vớ được vàng.Bà trút hết việc nhà, khoán luôn việc chăm chồng chăm con qua Huệ. Mẹ nhanh chónghồi xuân, đăng kí tuần ba buổi nhảy đầm, ba buổi nhảy Aerobic. Bà thường dằn mặt Huệbằng câu nói: “Ở đời không ai nuôi không ai”. Có lúc ngập chìm trong công việc, Huệcãi: “Con về đây làm vợ, làm con dâu, có phải làm ô sin đâu” thì ngay lập tức, cú giángtừ tay chồng cô đáp thẳng xuống mặt. Cú giáng ấy, theo chồng Huệ là: “Để dạy cho màybiết làm dâu hiền vợ thảo trong một gia đình lễ giáo”.Trong nhà kho nhà Huệ có rất nhiều tranh sơn dầu. Bố chồng cô vốn là một hoạ sĩ nổitiếng. Một đời ông gắn với những gam màu, những toan vẽ, để rồi gục ngã bên giá vẽ khiphát hiện ra vợ có tới ba ông bồ. Gần 5 năm trước, thằng con quý tử - chồng Huệ trongmột lần không xin được tiền mẹ đã nói ra sự thực khó tin ấy cho ông bố nghe. Anh cònlàm chứng bằng cách chở bố tới tận nhà nghỉ Lam Hồng chỉ cách nhà vài con hẻm, nơimẹ đã là khách quen nhiều năm nay. Ông cụ sau khi biết sự thực, trở về bên giá vẽ, vẽnhư khổ sai cả ngày lẫn đêm và khuỵ ngã khi chưa qua nửa đời người. Những bức vẽ 5,7năm nay xếp xó, bụi phủ mờ. Huệ dọn dẹp nhà kho, nghe mùi ẩm mốc luẩn quẩn quanhnhững sắc màu. Những bức tranh, có bức còn dang dở như những gương mặt rệu rã uphiền, nằm úp vào nhau. Chồng đi dạy về, dắt xe ngang qua nhà kho, liếc xéo mắt, khôngquên vứt lại câu dè bỉu: “Đó không phải chỗ để cô nhìn ngắm. Cô thì biết cái gì? Lau dọnxong thì đi ra”.***Ông giáo sư đưa Huệ về làm mẫu nuy ở đây vốn là bạn thân của bố chồng cô. Thi thoảngông vẫn ghé nhà, ngồi bên cạnh người bạn đang sống đời thực vật hàng giờ. Có khi ôngkể chuyện này tới chuyện kia, tự cười một mình thích thú. Có khi ông đặt trước mắt bốHuệ bức tranh còn chưa khô, mùi sơn dầu hăng hăng rồi lặng im nhìn như thể cả hai đangcùng thưởng thức. Họa hoàn lắm bố chồng Huệ có nhếch môi nửa như cười, nửa nhưmếu. Cô gặp ông lần đầu trong đám cưới. Lần thứ hai đúng lúc Huệ vừa hứng trọn ba cáitát của chồng vì tội đi chợ lâu về, để cô em gái kêu đói bụng. Hai lần là hai bộ dạng hoàntoàn khác hẳn khiến ông giáo sư sững sờ mất vài giây mới nhận ra Huệ. Khi ngồi tròtruyện với người bạn đang sống đời thực vật của mình, ông vẫn nhìn theo Huệ vật vờ nhưcái bóng. Lúc là đi đổ bô cho bố chồng, lau người cho bố chồng, bón từng miếng cháoloãng ...

Tài liệu được xem nhiều: