Danh mục

Bí mật về vụ nổ Tunguese

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.79 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm1908, tại vùng Tunguese Xibiri, xảy ra một vụ nổ lớn kỳ quái. Sức mạnh của nó tương đương với sức nổ của 500 quả bom nguyên tử, hoặc mấy quả bom khinh khí, cùng nổ một lúc. Đối với vụ nổ khủng khiếp và kỳ lạ đó, các nhà khoa học dã tiến hành thăm dò nghiên cứu không mệt mỏi suốt gần 100 năm nay. Nhưng về nguyên nhân vụ nổ thì cho đến nay, ý kiến vẫn bất đồng: có người cho rằng, đó là một vụ nổ hạt nhân, có người cho rằng đó chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí mật về vụ nổ Tunguese Bí mật về vụ nổ TungueseNăm1908, tại vùng Tunguese Xibiri, xảy ra một vụ nổ lớn kỳ quái. Sứcmạnh của nó tương đương với sức nổ của 500 quả bom nguyên tử, hoặcmấy quả bom khinh khí, cùng nổ một lúc.Đối với vụ nổ khủng khiếp và kỳ lạ đó, các nhà khoa học dã tiến hành thămdò nghiên cứu không mệt mỏi suốt gần 100 năm nay. Nhưng về nguyênnhân vụ nổ thì cho đến nay, ý kiến vẫn bất đồng: có người cho rằng, đó làmột vụ nổ hạt nhân, có người cho rằng đó chỉ là một thiên thạch hay saochổi rơi xuống Trái Đất mà gây ra vụ nổ, cũng có người cho rằng do phithuyền vũ trụ của người ngoài hành tinh rơi xuống Trái Đất. Ngày nay nhiềungười còn gắn nó liên quan tới một loạt những học thuyết khoa học hiện đại,tân kỳ như lý luận về hố đen vũ trụ, về phản vật chất hoặc đồng chất.Ngày 20 tháng 6 năm 1908, lúc 7 giờ 17 phút, bên bờ sông Tunguese yêntĩnh miền Tây Xibiri nước Nga, khi ánh bình minh mới nhuốm hồng nhữngtán cây, không khí buổi sáng trong lành. Bỗng nhiên vang lên một tiếng nổcực mạnh, trời long đất lở, rồi mặt đất rung chuyển như run lên bần bật. Tiếptheo đó là một đụn khói hình nấm tròn từ từ lên cao, một làn sóng nhiệt nóngbỏng ào ào cuộn tới. Chỉ trong chốc lát, chim thú trong rừng lập tức biếnthành tro bụi. Những cây đại thụ chọc trời, hoặc bị nhổ bật cả rễ, hoặc bịthiêu cháy thành than. Mấy ngàn cấy số vuông rừng rậm bị thiêu hủy trongchốc lát.Tọa độ chính xác của vị trí xảy ra vụ nổ là 60 độ 55 độ vĩ Bắc 101 độ 57độ kinh Đông. Cách hồ Baican 800 km. Sau vụ nổ, dân du mục quanh vùngrun lên cầm cập trong những trận cuồng phong. Lều vải của họ bị bay biếnđi đâu mất. Cách phía Nam trung tâm vụ nổ 60 km có một thị trấn gọi làVanavara, vào sáng sớm hôm xảy ra vụ nổ, cùng với tiếng nổ vang trời,những cửa kính của các nhà cửa, công trình kiến trúc đều bị vỡ tan, khungcửa, cách cửa sổ... bị chấn động lắc lư đổ vỡ hết. Tiếp theo là sóng khí từmặt đất cuộn lên, cuồng phong ập tới, làm bốc mái nhiều ngôi nhà. Cây cốitrên đường phố và trong vườn hoa bị bật cả gốc rễ lên.Sau khi sự việc xảy ra, một nông dân nhớ lại: Lúc bấy giờ tôi đang ngồitrong nhà, bầu trời bỗng xuất hiện ánh sáng trắng mãnh liệt, sau đó, khôngkhí nóng lên rõ rệt, thiêu bỏng cả da thịt, tôi ngã nhào ra đất, áo may-ô trênngười bốc cháy. Ngẩng nhìn lên, một quả cầu lửa khổng lồ đỏ ối cả vùngtrời, thật kinh khủng. Chỉ trong chốc lát, quả cầu lửa tắt đi, trời tối trở lại.Lúc đó tôi mới nghe thấy một tiếng nổ đinh tai, thân thể bị một l àn sóng hơibốc lên, văng đi đến mấy thước Anh, tôi ngất xỉu. Mấy phút sau tôi tỉnh lại,nghe thấy những tiếng gào thét đinh tai. Ngôi nhà lắc lư bần bật, dường nhưsắp bị nhổ bật lên khỏi mặt đất.Cả vùng Tunguese, nhiều nơi mặt đất và nhà cửa còn rung lên mấy ngày sauđó. Rất nhiều dân cư ở thị trấn Vnavara bị những đợt hơi nóng xô ngã, hoamàu cây cối bị hủy hoại trong chốc lát. Ngay phía dưới chỗ phát nổ, vừa cómột đàn tuần lộc đi tới, sau nổ không còn con nào sống sót.Vụ nổ đó đã gây ra sóng địa chấn rất mạnh. Cách trung tâm vụ nổ đến893 km, tại thành phố Iacuxcơ, 45 phút sau khi vụ nổ xảy ra, vẫn còn ghiđược sóng địa chấn. Tốc độ truyền sóng đạt tới 330 met/gy. Sóng xung kíchcủa vụ nổ truyền tận sang đến Trung Âu. Các trạm quan trắc địa chấnPôtxđam của Đức và Cambridge của Anh, các thiết bị tự động ở đó đều ghiđược tình trạng Trái Đất chịu những chấn động rất mạnh, thậm chí cả đếnđảo Java ở Inđônêxia và bên kia Trái Đất, tại thủ đô Oasinhtơn của Mỹ cũngghi nhận được những chấn động tương tự.Sau khi vụ nổ lớn xảy ra, các nơi trên thế giới đều có những phản ứng tựnhiên. Tại London, toàn bộ đèn điện bỗng nhiên tắt hết, dân chúng bị chìmtrong bóng tối dày đặc. Tại Stốckhôm, rất nhiều người lấy máy ảnh ra chụplấy cảnh đêm kỳ lạ. Tại Hà Lan thì ban đêm, mà lại rực lên ánh sáng trắngnhư ban ngày. Còn dân Mỹ ở trong buổi đêm cảm thấy mặt đất rung chuyển.Điều cần phải nói tới từ đêm 30 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, bầu trời từ vùngTây Xibiri cho đến cả châu Âu cực kỳ trong sáng. Một dải từ Cápcadơ đếnmiền Nam nước Nga, trời sáng đến mức không phải thắp đèn, mà vẫn có thểđọc sách được. Còn vùng Tunguese thì suốt ba ngày đêm kể từ khi vụ nổxảy ra, không xuất hiện bóng đêm. Trong mấy ngày đó người ta trông thấyánh sáng mặt trời lọt qua tầng mây bỗng chiếu ra những tia sáng kỳ lạ màulục và màu hoa hồng. Còn có lúc những đám mây cũng phát ra các tia sángmàu bạc, và những đám mây rất gọn rõ. Trong mấy đêm sau đó, bầu trờicũng sáng hơn rất nhiều so với lúc bình thường. Dần dần cho đến cuối tháng8, bầu trời mới trở lại trạng thái bình thường. Cũng thời gian ấy, các nhàthiên văn quan sát thấy độ trong sáng của loại khí quyển giảm hẳn, ảnhhưởng rất nhiều đến sự quan trắc các vì sao của các nhà thiên văn.Nhà khoa học Liên Xô Culích, khi tiến hành khảo sát thực địa vùngTunguese, kết hợp phỏng vấn những cư dân địa phương, vẫn không tìm rangu ...

Tài liệu được xem nhiều: