Thông tin tài liệu:
Tiến sĩ Melissa Bateson, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết khi cảm thấy lo lắng và trầm cảm, con người đưa ra những quyết định khác hẳn so với khi ở trạng thái vui vẻ. Hơn nữa, lúc này, con người có xu hướng diễn giải những tín hiệu mơ hồ theo chiều hướng tiêu cực. “Ví dụ, khi một người bạn nói rằng họ quá bận rộn không thể gặp mặt tội được, tôi có thể cho rằng người bạn đó không thích mình chứ không phải không có thời gian”, Tiến sĩ Bateson nêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bi quan hơn khi trầm cảm và lo lắng
Bi quan hơn khi trầm cảm và lo lắng
Tiến sĩ Melissa Bateson, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết
khi cảm thấy lo lắng và trầm cảm, con người đưa ra những quyết định khác
hẳn so với khi ở trạng thái vui vẻ. Hơn nữa, lúc này, con người có xu hướng
diễn giải những tín hiệu mơ hồ theo chiều hướng tiêu cực.
“Ví dụ, khi một người bạn nói rằng họ quá bận rộn không thể gặp mặt tội
được, tôi có thể cho rằng người bạn đó không thích mình chứ không phải
không có thời gian”, Tiến sĩ Bateson nêu ví dụ.
Tiến sĩ Bateson đã từng công bố những tác động tương tự đối với chim và
chuột. Theo bà, khi trong tâm trạng tồi tệ, các sinh vật này có xu hướng bi
quan hơn, giống hệt con người. Chính vì vậy, bà Bateson nghĩ đến việc
nghiên cứu xu hướng này ở côn trùng.
Từ ý tưởng đó, bà Bateson đã phối hợp với Tiến sĩ Jeri Wright, một chuyên
gia về ong, thực hiện một thí nghiệm ở loài ong. Nhóm nghiên cứu của Tiến
sĩ Bateson đã huấn luyện hơn 100 chú ong thợ biết liên tưởng một dung dịch
có vị ngọt với một mùi nhất định và một dung dịch có vị đắng với một mùi
khác có liên quan – cả hai dung dịch này đều làm từ hỗn hợp 1-hexanol và
2-octanone.
Các nhà khoa học cũng đo mức dopamine (hợp chất hóa học trong não cần
thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương), serotonin (hợp chất hóa
học chiết xuất từ a-xít amin có công thức hóa học C10H12N20) và
octopamine (một loại amin nội tiết tố) trong huyết tương của ong mật. Ở con
người, mức chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin thấp thường
gắn với trạng thái trầm cảm.
Những ‘học trò’ thông minh
Ong được tập hơp từ các tổ ong và sau đó được làm lạnh để chúng bớt hoạt
động. Tiếp theo, chúng được đặt vào những dải băng bằng chất dẻo nhỏ xíu
cắt từ các đầu ống hút thí nghiệm tiêu chuẩn và được đính chặt bằng một
mẩu băng dính. Sau đó, ong được làm ấm trở lại và bắt đầu huấn luyện.
Những chú ong thí nghiệm nhanh chóng biết cách phân biệt hai loại mùi.
Chúng giương vòi hút ra khi ngửi thấy mùi liên quan tới dung dịch đường.
Sau khoảng thời gian 15 phút huấn luyện, từng chú ong được đưa vào một
môi trường thử nghiệm.
“Chúng tôi tách ong thành hai nhóm, một nhóm bị ức chế bằng cách lắc
trong vòng 60 giây còn nhóm kia được để yên (có kiểm soát)”, Tiến sĩ
Bateson cho biết. “Sau đó, chúng được thử nghiệm với 5 mùi, 2 trong số đó
là những mùi gốc sử dụng trong thời gian huấn luyện còn 3 mùi kia là những
hỗn hợp mùi của hai hợp chất ban đầu. Chúng tôi có thể xác định được
những chú ong ‘nghĩ’ gì về những mùi mới bằng việc quan sát ong có giơ
vòi ra hay không”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy khi bị kích động do lắc mạnh, giống như
khi tổ ong bị một động vật săn mồi tấn công, các chú ong trở nên bi quan
hơn trong việc đánh giá những tín hiệu mơ hồ. Chúng ít giương vòi ra khi
nhận biết những mùi gần giống với mùi có vị đắng.
Bà Bateson nói rằng kết quả nghiên cứu có thể được hiểu rằng những chú
ong có tâm trạng ‘lo lắng’ cảm thấy dễ bị ‘trừng phạt’ với chất kí ninh đắng
hơn. Thêm và đó, những chú ong này có mức dopamine, serotonin và
octopamine thấp hơn.
Côn trùng cũng có cảm xúc
“Phát hiện này thực sự thú vị bởi dường như việc đưa ra những quyết định bi
quan là một dấu hiệu lo lắng tồn tại ở tất cả các loài động vật”, Tiến sĩ
Bateson giải thích.
Giáo sư Mandyam Srinivasan từ Viện Nghiên cứu Não bộ Queensland tán
đồng với ý kiến của Tiến sĩ Bateson và cho rằng nghiên cứu trên càng cho
thấy sự khác biệt giả tạo giữa cảm giác của động vật không xương sống và
động vật có xương sống đang dần biến mất.
“Càng nghiên cứu những động vật không xương sống, chúng ta càng thấy
rằng chúng không khác biệt với các sinh vật bậc cao”, Giáo sư Srinivasan
nhận xét. “Chúng ta khó có thể chứng minh được rằng bất cứ loài động vật
nào cũng có cảm xúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể đo được các yếu tố tương
liên hành vi và các thông số sinh lý. Nếu có những đặc điểm tương tự, thì đó
chính là bằng chứng cho thấy động vật cũng cảm nhận được những gì chúng
ta xem là cảm xúc.”
...