Danh mục

Bí quyết giữ gìn giọng nói cho giáo viên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.89 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây, khi nói đến nghề giáo viên, người ta hay gọi đùa là nghề "bán cháo phổi", cũng là vì thầy cô khi giảng bài, phải hít bụi phấn khá nhiều, gây ảnh hưởng đến phổi. Còn ngày nay, khi xã hội phát triển, giáo viên được sử dụng loại phấn không bụi hoặc những loại bút lông viết bảng thì bệnh được nhắc đến nhiều nhất với nghề giáo viên lại là bệnh liên quan đến giọng nói. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết giữ gìn giọng nói cho giáo viên Bí quyết giữ gìn giọng nói cho giáo viên Trước đây, khi nói đến nghề giáo viên, người ta hay gọi đùa là nghề bán cháo phổi, cũng là vì thầy cô khi giảng bài, phải hít bụi phấn khá nhiều, gây ảnh hưởng đến phổi. Còn ngày nay, khi xã hội phát triển, giáo viên được sử dụng loại phấn không bụi hoặc những loại bút lông viết bảng thì bệnh được nhắc đến nhiều nhất với nghề giáo viên lại là bệnh liên quan đến giọng nói. Cô Phương Thảo, giảng viên của một trường trường ĐH tại Tp.HCM, cho biết: Mình mới đi dạy được 2 tháng, nhưng mỗi lần giảng xong 3-5 tiết là thấy giọng nói khàn đi. Không biết là do tại họng của mình có vấn đề hay vì chưa quen với việc nói nhiều nên bị như vậy. Nhưng về nhà chịu khó xúc miệng nước muối thì thấy đỡ. Còn thầy Minh Nho, một giáo viên của trường cấp 3 tại TP.HCM có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, chia sẻ: Tôi thường xuyên bị viêm họng, đau họng, có lẽ do đặc thù công việc của giáo viên là nói nhiều nên dù đã vài lần đi khám bệnh và chữa trị, nhưng bệnh cứ tái đi tái lại. Có những lúc dạy nhiều quá, nói không ra tiếng nữa, đành phải cho học sinh nghỉ. Viêm họng hay những bệnh liên qua đến thanh quản là một căn bệnh phổ biến ở giáo viên Ảnh: minh họa Còn cô Thu Thủy, giáo viên trường mầm non tư thục tại quận Gò Vấp, đi dạy cũng được gần 7 năm. Vì các cháu còn bé, nên khi làm gì hoặc nói gì muốn gây chú ý thì cô luôn phải nói to hơn, nhấn giọng hơn, nên ngày nào cũng đau họng. Giờ thì đã quen hơn, nhưng cứ đầu năm học là cổ họng lại đau liên tục. Có thể nói, viêm họng hay những bệnh liên qua đến thanh quản là một căn bệnh phổ biến ở giáo viên, cũng là vì đặc thù công việc của giáo viên phải hoạt động, đi đứng và nói liên tục trong thời gian dài. Do đó tình trạng tái đi tái lại cũng nhiều hơn ở những nhóm nghề khác và thời gian hồi phục vì thế cũng lâu hơn. Cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì 32% giáo viên bị rối loạn giọng so với tỉ lệ 1% ở các ngành nghề khác, và 80% giáo viên bị mỏi giọng ít nhất một lần trong một tháng. Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung - GĐ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: Viêm họng và những chứng bệnh liên quan đến họng, thanh quản là bệnh thường gặp ở giáo viên. Triệu chứng của bệnh này thường là cảm giác rát họng, đau họng, khan giọng, có đàm ở họng, nói mau mệt… Nguyên nhân có thể là do giáo viên thường hay lạm dụng quá giọng nói của mình, sử dụng không đúng cách, không đúng lúc hoặc môi trường giảng dạy không đạt chuẩn, hoặc bản thân người giáo viên có tiền sử những bệnh liên quan đến họng… Bác sĩ Ngọc Dung cho biết thêm, nếu bị viêm họng mà để thời gian bị viêm nhiễm kéo dài và có nhiều đợt bị viêm họng thì rất dễ chuyển thành viêm họng mãn tính, việc chữa trị sẽ khó hơn. Bác sĩ Ngọc Dung cũng gợi ý một số biện pháp giúp giáo viên bảo vệ giọng nói và tránh những bệnh liên quan đến họng: - Phải đảm bảo lượng nước trong cơ thể đầy đủ để bôi trơn hai dây thanh, với người lớn phải uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. - Khi nói không nên nói quá to, quá lớn, nới vừa phải, đủ nghe, hoặc đến gần người nghe để nói. Không cố gắng nói trong môi trường quá ồn. - Không nên nói liên tục trong nhiều giờ. Sau mỗi giờ nói liên tục phải nghỉ ngơi 15 phút. - Nếu có cảm giác có vật gì vướng ở cổ họng thì không nên đằng hắng quá mạnh, vì sẽ làm tổn thương đến dây thanh. Trong trường hợp này, nên nuốt nước miếng để trôi đi vật cản trong cổ họng. - Khi bị đau họng, viêm họng, cảm cúm cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên nói nhiều trong thời gian này vì nó sẽ làm tổn thương đến họng nhiều hơn. - Nếu có viêm nhiễm thì cần điều trị dứt điểm, có thể điều trị bằng phương pháp dân gian như: xông hơi, xông dầu, lá cây hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. - Điều quan trọng của việc giữ cho giọng nói khỏe là phải tập thể dục thường xuyên, tập thở bằng bụng để giữ hơi nhiều trong phổi, giúp việc nói không bị mệt. Nhiều phương pháp tập luyện giúp thở bằng bụng như: Yoga, tập khí công, tập dưỡng sinh. - Luôn giữ cơ thể không mệt mỏi bằng cách ăn uống đầu đủ, đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức thâu đêm, không rượu chè… - Đối với giáo viên dạy lớp đông học sinh, nên sử dụng micro để không phải nói lớn trong thời gian dài.

Tài liệu được xem nhiều: