Thông tin tài liệu:
Nhiệt miệng không những làm cho bạn cảm thấy khó chịu đôi khi còn làm cho khoang miệng có mùi hôi, khi ăn cảm thấy rất khó khăn. Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ làm cho bạn dễ bị nhiệt miệng. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết: Khắc phục nhiệt miệngBí quyết: Khắc phục nhiệt miệngNhiệt miệng không những làm cho bạn cảm thấy khó chịu đôi khi còn làm chokhoang miệng có mùi hôi, khi ăn cảm thấy rất khó khăn. Khi thời tiết thay đổithất thường sẽ làm cho bạn dễ bị nhiệt miệng. Vậy phải làm sao để khắc phụctình trạng này?Nhiệt miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như: răngsâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn… Bệnh xuất hiện với các triệuchứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ănuống.Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răngmiệng, giảm đau, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi... Nhưng đôi khi có những nhiễmtrùng nặng như viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bênhầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải tới bác sĩ đểđược điều trị kịp thời.Để tránh gặp rắc rối lâu với bệnh trong mùa nắng nóng, nếu bệnh còn ở mức độnhẹ chưa cần dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà tương đốihiệu quả sau: Uống bột sắn dây, nước cam sẽ giúp bạn giảm đau rát. Bạn nên nấunước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 2lít/ngày.Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp. Thường xuyên uống trà xanh để phòng ngừa nhiệt miệngĐặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng đểphòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tácdụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.Ngoài việc ăn uống đồ mát bạn có thể thử mẹo nhỏ sau cũng sẽ giúp bệnh nhanhkhỏi: Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốcnước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh. Hoặc đun sôi mộtcốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngàydùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… và nên ăn nhạt. Kiêngđặc biệt nước đá lạnh. Khi ăn xong súc miệng và ngậm nước muối ấm pha loãng.