Danh mục

Bí quyết làm tốt văn nghị luận

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ môn văn có một câu nghị luận xã hội chiếm đến 3 điểm ở phần bắt buộc nhưng trên thực tế, học sinh ít khi làm tốt câu nàyĐây là kiểu bài làm văn chuyên về bàn bạc các vấn đề xã hội như chính trị, đạo đức, lối sống, tính cách… nhằm làm rõ đúng sai, tốt xấu của vấn đề, từ đó có thể hiểu một cách thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn. Có hai dạng bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết làm tốt văn nghị luậnBí quyết làm tốt văn nghị luậnĐề thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ môn văn có một câu nghị luận xã hộichiếm đến 3 điểm ở phần bắt buộc nhưng trên thực tế, học sinh ít khi làm tốtcâu nàyĐây là kiểu bài làm văn chuyên về bàn bạc các vấn đề xã hội như chính trị,đạo đức, lối sống, tính cách… nhằm làm rõ đúng sai, tốt xấu của vấn đề, từđó có thể hiểu một cách thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn. Có hai dạng bàinghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một hiệntượng đời sống.Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh năm 2011 tại cơ quan đại diệnBộ GD-ĐT tại TPHCM. Ảnh: HUY LÂNRút bài học nhận thức, hành độngNghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tưtưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâmhồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống củacon người trong xã hội…).Về cách làm loại đề này, trước hết phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lýcần nghị luận. Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưara. Phần thân bài có nhiều luận điểm. Luận điểm 1, cần giải thích rõ nộidung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen,nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểmcủa tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thểhiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý(thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xãhội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạolý đối với đời sống xã hội). Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏnhững biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tưtưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác,đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫnchứng minh họa.Phần kết bài nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bàinghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng đểthuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.Bày tỏ thái độ bản thânNghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đangdiễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quantâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tainạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chiasẻ...). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống đượcđưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiệntượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thểcủa đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, khôngphân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.Phần mở bài cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận. Thân bài cóluận điểm 1, giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh,từ ngữ, khái niệm trong đề bài (tuy nhiên, đây không phải là thao tác bắtbuộc). Luận điểm 2, nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiệntượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng rasao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ vớithực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đólàm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.Luận điểm 3, lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra cácnguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, dotự nhiên, do con người. Luận điểm 4, đề xuất giải pháp để giải quyết hiệntượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướnggiải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thứcthực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).Kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thânvề hiện tượng đời sống đang nghị luận.Đây chỉ là dàn ý chung. Trong thực tế, dù là nghị luận về một hiện tượng đờisống hay về một tư tưởng thì không phải lúc nào cũng có đủ các luận điểmđã nêu. Cách sắp xếp luận điểm cũng cần linh hoạt, tùy theo đề và mục đíchnhấn mạnh của người viết. ...

Tài liệu được xem nhiều: