Thông tin tài liệu:
Rất nhiều người đi xin việc thừa nhận rằng, khi đi phỏng vấn bao giờ họ cũng gặp tâm trạng bối rối và lo sợ. Đó là một trong những lí do chính dẫn đến cuộc phỏng vấn của họ bị thất bại. Đầu tiên, hãy dành một khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Sự chuẩn bị tốt chắc chắn sẽ cho bạn sự tự tin và tinh thần thoải mái để bước vào "cuộc chiến". Theo các chuyên gia, thời gian chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn ít nhất là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn
Bí quyết vượt qua
vòng phỏng vấn
Rất nhiều người đi xin việc thừa nhận rằng, khi đi
phỏng vấn bao giờ họ cũng gặp tâm trạng bối rối
và lo sợ. Đó là một trong những lí do chính dẫn
đến cuộc phỏng vấn của họ bị thất bại.
Đầu tiên, hãy dành một khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho
cuộc phỏng vấn sắp tới. Sự chuẩn bị tốt chắc chắn sẽ cho bạn sự tự tin
và tinh thần thoải mái để bước vào cuộc chiến. Theo các chuyên gia,
thời gian chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn ít nhất là 3 giờ.
Bạn nên phác thảo trước các câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp và
sau đó thực hành, đọc lên thành tiếng. Đồng thời, cũng nên nghiên cứu
kỹ về công ty bạn định xin tuyển và chuẩn bị một số câu hỏi cho riêng
mình. Điều này, để chứng tỏ với người tuyển dụng rằng, bạn thực sự
quan tâm đến công ty và vị trí đó.
Cuối cùng, trong quá trình chuẩn bị, bạn phải chắc rằng mình có những
lời khuyên bổ ích và tính toán lượng thời gian hợp lí sao cho có một
cuộc phỏng vấn hoàn hảo nhất.
Bước vào cuộc phỏng vấn giống như là bạn bước vào một cuộc chiến
vậy. Mặc dù, người phỏng vấn có khác nhau, các câu hỏi cũng không
giống nhau nhưng bất kì cuộc phỏng vấn nào, chúng đều có những câu
hỏi ở dạng chung nhất. Vì vậy, hãy tham khảo một số câu hỏi dưới đây
để từ đó phát triển thêm câu trả lời riêng cho mình. Một khi bạn đã có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thì nhớ hãy thực hành nó một cách hoàn hảo!
Không có gì tạo được ấn tượng với ông chủ tương lai bằng việc bạn
chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.
Tại sao chúng tôi nên chọn anh (chị)?
Đây là cơ hội để bạn thực sự quảng bá chính bản thân mình. Vì vậy,
bạn cần phải nói thật ngắn gọn và đầy đủ những điểm mạnh, bằng cấp
và bất cứ điều gì bạn có thể làm được cho công ty với vị trí mình định
đang xin tuyển. Tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn thận, chú ý không trả lời
các câu hỏi một cách quá chung chung và khái quát.
Tại sao anh (chị) muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Đây là một công cụ để người phỏng vấn xem bạn có chuẩn bị cho buổi
phỏng vấn này hay không. Do vậy, nếu không hiểu biết về công ty, về
những lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh của công ty đó thì bạn
không nên tham dự cuộc phỏng vấn. Song, nếu bạn đã tìm hiểu và
nghiên cứu kỹ lưỡng, thì những câu hỏi này lại cho bạn cơ hội để cho
nhà tuyển dụng thấy được sự sáng tạo của mình, đồng thời cũng chứng
minh kinh nghiệm và bằng cấp của bạn có phù hợp với những yêu cầu
của công ty hay không.
Điểm yếu nhất của anh (chị) là gì?
Bí quyết cho câu trả lời này chính là sự trung thực của bản thân bạn
nhưng cũng cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn có
thể biến chúng thành điểm mạnh như thế nào. Chẳng hạn, nếu trước
đây bạn kém trong khâu tổ chức thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy được
những bước tiến chắc chắn của bạn để hoàn thiện điểm yếu đó. Điều
này chứng tỏ rằng, bạn có khả năng vượt lên chính mình, phát triển
mình và chính những sáng kiến trong hành động của bạn đã làm cho
bạn ngày một hoàn hảo hơn.
Tại sao anh (chị) lại từ bỏ công việc cũ?
Cho dù công việc cũ của bạn có một kết quả tồi tệ như thế nào đi chăng
nữa thì cũng cần phải cẩn thận trong cách trả lời đối với những câu hỏi
có tính tiêu cực như thế này. Hãy khôn khéo trong cách ứng xử. Nếu
như bạn chỉ ra một vài khía cạnh không tốt của công việc cũ đã khiến
bạn từ bỏ thì cũng nên chỉ ra một số điểm tích cực của nó. Than phiền
liên tục về công ty cũ sẽ không nói lên điều gì, thậm chí nó còn phản
tác dụng và gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Hãy chỉ ra một tình huống khó khăn mà anh (chị) đã gặp và anh
(chị) đã giải quyết nó như thế nào?
Đôi khi, đây là một câu hỏi khó đặt ra đối với các ứng cử viên, đặc biệt
là những người vừa mới ra trường, chưa có một chút kinh nghiệm nào.
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thể nghĩ đến mức độ khó khăn của
công việc đó như thế nào và giải quyết chúng ra sao, chứ họ cũng
không quan tâm đến đặc điểm của vấn đề mà bạn phải đối mặt. Thậm
chí, nếu những khó khăn đó không đủ thời gian để giải quyết thì bạn có
thể miêu tả những bước đi cụ thể trong kế hoạch của mình. Điều đó
chứng tỏ rằng bạn là một người có trách nhiệm và có thể nghĩ cách để
vượt qua những tình huống khó khăn của riêng mình.
Thành công nào bạn cho rằng đáng tự hào nhất là gì?
Câu trả lời cho câu hỏi này chính là những kết quả đặc biệt và có chọn
lọc sao cho phù hợp với vị trí bạn đang xin tuyển. Thậm chí nếu thành
tích lớn nhất của bạn là giải quán quân trong đội bóng rổ của trường
THPT thì cũng chỉ cần phải lựa chọn một vài điểm sao cho thành tích
đó phù hợp với công việc nhất. Bạn hãy nghĩ rằng, nhà tuyển dụng đặt
ra câu hỏi đó có nghĩa là họ đang muốn bạn tìm những ví dụ để chứng
minh xem bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty như thế nào.
Bạn hi vọng mức lương của mình là bao nhiêu?
Đây là một trong những câu hỏi khó nhất mà các ứng viên thường gặp,
đặc biệt là đối với những ngư ...