Trong lượt đi cũng như lượt về, họ lẳng lặng đi theo tôi, không nói một lời. Khi đến Jérusalem, họ tỏ ra lo sợ người Israel sẽ gây phiền hà. Tôi nói với họ là không phải sợ và mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp thôi. Ngoài một vài câu trao đổi cần thiết, tôi không có cuộc nói chuyện nào với họ. Tôi cũng không gặp những thành viên khác trong gia đình, cũng không xem bên trong ngôi nhà họ. Nhìn kỹ cha mẹ Souad, tôi thấy khó có thể tin được họ đã định giết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị thiêu sống - Phần 17 Phần 17Trong lượt đi cũng như lượt về, họ lẳng lặng đi theo tôi, không nói một lời. Khi đếnJérusalem, họ tỏ ra lo sợ người Israel sẽ gây phiền hà. Tôi nói với họ là không phải sợvà mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp thôi. Ngoài một vài câu trao đổi cần thiết, tôi không cócuộc nói chuyện nào với họ. Tôi cũng không gặp những thành viên khác trong gia đình,cũng không xem bên trong ngôi nhà họ. Nhìn kỹ cha mẹ Souad, tôi thấy khó có thể tinđược họ đã định giết con gái họ. Mặc dù kẻ ra tay giết người là người anh rể nhưngchính họ mới là người ra quyết định… Về sau, từ kinh nghiệm đầu tiên này, tôi cócùng những cảm nhận khi tiếp xúc với những ông bố và bà mẹ khác trong nhữngtrường hợp tương tự trường hợp của Souad. Tôi không thể xem họ là những kẻ giếtngười. Cha mẹ Souad không khóc nhưng tôi thấy nhiều người khóc vì chính họ là tùnhân của hủ tục kinh khủng ấy: giết người vì danh dự.Khi xe dừng trước ngôi nhà gia đình họ, ngôi nhà lúc nào cũng đóng cửa im ỉm để chegiấu những bí mật, những bất hạnh, họ lẳng lặng bước xuống. Tôi cũng lẳng lặngbước xuống. Tôi cũng lẳng lặng ra về. Kể từ đấy, tôi và họ không còn gặp nhau nữa.o0oTôi có rất nhiều việc phải làm. Trước tiên, cần phải gặp sếp của tôi.Edmod Kaiser là người sáng lập tổ chức Terre des hommes. Tôi chưa nói cho ông ấybiết về ý tưởng điên rồ của tôi. Trong bước thứ nhất, tôi phải “chung kết hóa”, nếutôi có thể gọi như thế, về mặt hành chính. Thế rồi tôi xin gặp Edmond Kaiser. Hồi ấyKaiser chưa hề nghe nói đến những chuyện như thế này. Tôi trình bày tóm lược tìnhhình với ông:“Thế này, tôi có một cô gái bị thiêu sống, và cô ấy mới sinh một đứa bé. Tôi có ý địnhđưa cô ấy sang châu Âu nhưng tôi không biết đứa bé đang ở đâu.Ông có đồng ý làm vậy không?– Dĩ nhiên là tôi đồng ý.Edmond Kaiser là như thế. Một con người tuyệt vời, rất nhạy bén trước những trườnghợp khẩn cấp. Câu hỏi vừa đặt ra là ông có câu trả lời ngay. Người ta có thể nóichuyện với ông một cách ngắn gọn như thế.Tôi vội đưa Souad ra khỏi phòng cách ly vì ở đấy, Souad phải chịu đau đớn khổ sởnhư một con vật. Nhưng cũng chính tại nơi này, Souad và tôi đã may mắn nhận đượcsự giúp đỡ to lớn của cá nhân bác sĩ Hassan. Nếu không có sự tốt bụng và lòng canđảm của anh, chỉ Chúa mới biết tôi có thành công được hay không.Cả hai chúng tôi quyết định đợi đến đêm để âm thầm đưa Souad ra ngoài trên mộtchiếc cáng cứu thương. Tôi cũng đồng ý với giám đốc bệnh viện là phải làm thế nàođể không bị ai trông thấy. Tôi không biết họ có phao tin là Souad đã chết trong đêm ấyhay không, nhưng có lẽ họ đã làm vậy.Tôi đặt Souad nằm ở ghế sau, khi đó vào khoảng ba hay bốn giờ sáng, và chúng tôichạy thẳng đến một bệnh viện khác. Hồi ấy, chưa có nhiều hàng rào kiểm soát nhưkhi xuất hiện phong trào nổi dậy của người Palestine. Chuyến đi không gặp trở ngạigì và tảng sáng, tôi đã đến nơi. Ở bệnh viện này, mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước.Giám đốc bệnh viện đã được báo trước và tôi cũng đề nghị ở bệnh viện, đừng ai hỏiSouad về gia đình, về cha mẹ cô ấy.Bệnh viện này được trang bị đầy đủ hơn, đặc biệt là sạch sẽ hơn. Họ nhận được sựgiúp đỡ của Hội Nhân Đạo Malte. Souad được đưa vào một phòng riêng biệt. Hàngngày, trong khi chờ đợi xin được thị thực đi châu Âu và nhất là chờ tim được đứa bé,tôi đều đến thăm cô ấy.Cô ấy không nhắc gì đến đứa bé. Hình như với cô ấy, chỉ cần biết nó còn sống ở mộtnơi nào đó là đủ và vẻ dửng dưng bề ngoài ấy kể ra cũng rất dễ hiểu. Đau đớn, tủinhục, lo lắng, áp lực: xét cả về tâm lý lẫn thể chất, cô ấy không thể tự xem mình làmột người mẹ. Cần phải biết rằng, những điều kiện để người ta tiếp nhận một đứacon hoang do người mẹ có tội, cụ thể là bị thiêu sống vì danh dự sinh ra, khắc nghiệtđến nỗi tốt hơn hết là tách nó ra khỏi cộng đồng này. Nếu trên đất nước của mình,đứa bé có thể sống trong những điều kiện tốt thì có lẽ tôi đã quyết định để con củaSouad lại. Đối với đứa bé cũng như đối với mẹ nó, đó sẽ là giải pháp đau lòng hơncả. Nhưng buồn thay, đó là điều không thể. Suốt đời, đứa bé ấy sẽ phải sống vớinhững nỗi nhục của mẹ nó, trong một trại mồ côi và sẽ bị mọi người khinh bỉ. Tôiphải đưa nó ra khỏi nơi ấy, cũng như Souad.“Bao giờ chúng ta đi?”Souad chỉ nghĩ đến chuyện ra đi, mỗi lần tôi vào thăm, cô ấy đều hỏi tôi câu đó.“Khi nào có thị thực chúng ta sẽ đi. Nhất định sẽ có, em đừng lo gì cả.”Cô ấy phàn nàn với tôi về những cô y tá không cẩn thận khi tháo băng, mỗi lần trôngthấy họ đến gần, cô ấy hét lên, và cảm thấy bị ngược đãi. Tôi ngờ rằng các điều kiệnchăm sóc ở đây, tuy có vệ sinh hơn, vẫn chưa đáng được gọi là lý tưởng. Nhưng làmsao có thể khác được khi thị thực còn chưa xong? Những giấy tờ kiểu này không baogiờ làm nhanh được.Và trong lúc ấy, tôi vận động những chỗ quen biết để tìm đứa bé. Chị bạn tôi, ngườitrước đây đã báo với tôi về trường hợp của Souad, liền liên hệ với một nữ trợ tá xãhội với thái độ hết sức dè dặt. Cô này còn ...