Tôi đến Thụy Sĩ vừa tròn một năm. Cuối năm ấy tôi từ giã bệnh viện để đến một trung tâm tiếp nhận.Những cuộc phẫu thuật ghép da cứ nối tiếp nhau. Tôi quay lại bệnh viện để tiếp tục chịu đau. Dẫu tôi chưa hoàn toàn bình phục, nhưng tôi đã sống. Tôi không thể đòi hỏi gì hơn. Tôi mày mò học tiếng Pháp mỗi khi có thể, những cấu trúc, các mẫu câu mà tôi nhắc đi nhắc lại như con vẹt, mặc dù tôi chưa biết con vẹt là con gì!...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị thiêu sống - Phần 19 Phần 19Tôi đến Thụy Sĩ vừa tròn một năm. Cuối năm ấy tôi từ giã bệnh viện để đến mộttrung tâm tiếp nhận.Những cuộc phẫu thuật ghép da cứ nối tiếp nhau. Tôi quay lại bệnh viện để tiếp tụcchịu đau. Dẫu tôi chưa hoàn toàn bình phục, nhưng tôi đã sống. Tôi không thể đòi hỏigì hơn. Tôi mày mò học tiếng Pháp mỗi khi có thể, những cấu trúc, các mẫu câu mà tôinhắc đi nhắc lại như con vẹt, mặc dù tôi chưa biết con vẹt là con gì!Sau này, chị Jacqueline nói cho tôi biết, khi mới đưa tôi sang châu Âu, vì tôi phải liêntục vào bệnh viện để chữa trị nên không thể theo học các lớp dạy tiếng Pháp chínhquy. Khi ấy, cứu mạng sống của tôi quan trọng hơn việc cho tôi đến trường. Mặtkhác, tôi cũng không nghĩ đến việc đó. Ở làng tôi ngày nào cũng có hai đứa con gáiđón xe khác đi học ngoài thành phố và bị mọi người chế nhạo. Chính tôi cũng chếnhạo chúng, vì như các chị tôi, tôi tin rằng chúng đi học thì sẽ không bao giờ lấy đượcchồng!Từ trong sâu thẳm tâm can, nỗi xấu hổ lớn nhất của tôi là không lấy được chồng. Tôivẫn giữ quan niệm chung của những người trong làng tôi, nó đã ăn sâu vào tâm tríkhiến tôi không cưỡng lại được. Và tôi cho rằng, không có người đàn ông nào muốnlấy tôi làm vợ. Mà đối với phụ nữ ở đất nước tôi, không lấy được chồng được xem làmột hình phạt chung thân.Trong ngôi nhà tiếp nhận tôi và Marouan, mọi người nghĩ rằng tôi sẽ quen dần vớihình phạt kép: xấu xí đến phát sợ và không được đàn ông ham muốn. Họ nghĩ rằng tôicó thể chăm sóc con trai tôi khi tôi có khả năng làm việc để nuôi dạy nó. Riêng chịJacqueline biết tôi hoàn toàn không có khả năng cáng đáng công việc ấy. Trước tiên,tôi phải mất nhiều năm mới lấy lại được hình hài một con người và chấp nhận mìnhtrong chính hình hài ấy. Và suốt những năm ấy, con trai tôi, sẽ phải lớn lên một cáchlệch lạc. Hơn nữa, tuy đã hai mươi tuổi, tôi vẫn là một đứa trẻ. Tôi không biết gì vềcuộc sống, trách nhiệm và tự lập.Đó cũng chính là lúc tôi rời Thụy Sĩ. Công việc điều trị đã xong, tôi có thể đến nơikhác sống. Chị Jacquelien đã tìm được một gia đình tiếp nhận tôi, đâu đó ở châu Âu.Đó là bố mẹ nuôi mà tôi rất yêu mến và tôi gọi họ là bố mẹ, giống như Marouan. Haiông bà đã nhận nuôi nhiều trẻ do tổ chức Terre des hommes đưa đến. Có một số trẻ ởlại đây khá lâu, một số được gia đình khác nhận làm con nuôi. Gia đình chúng tôi lúcnào cũng rất đông người. Phải chăm sóc những đứa trẻ nhỏ hơn và tôi cố gắng làmtất cả những gì có thể để phụ giúp họ. Một hôm “mẹ” bảo tôi là chăm sóc Marouanquá nhiều và không mấy chú ý đến những trẻ khác. Nhận xét đó làm tôi ngạc nhiên vìtôi không hề có ý chăm sóc con trai nhiều hơn. Tôi đã quá chăm chú vào chuyện đó.Những lúc cô đơn, tôi thường đi dạo dọc bờ sông, với Marouan nằm trong xe đẩy. Tôicần đi bộ, cần được ra ngoài. Tôi không biết tại sao tôi lại muốn đi bộ một mìnhngoài đồng đến thế, có lẽ do thói quen chăn cừu trước đây. Cũng như trước đây, tôimang theo một ít nước, một chút đồ ăn và tôi đẩy chiếc xe chở Marouan, bước thậtnhanh, thẳng người đầy vẻ tự hào. Trong tôi có hai con người, một con người bước đithật nhanh như dạo còn ở trong làng và một con người khác, thẳng người và tự hàonhư lúc sống ở châu Âu.Tôi cố sức làm những việc mẹ bảo tôi làm, nghĩa là cùng bà làm việc nhiều hơn đểchăm sóc những đứa trẻ khác. Tôi lớn tuổi nhất nên đó cũng là việc bình thường.Nhưng mỗi khi bận rộn như bị giam trong ngôi nhà ấy, ấy, tôi lại muốn thoát ra, muốnđi thăm những người bên ngoài, muốn nói chuyện, muốn khiêu vũ, muốn gặp mộtngười đàn ông để xem mình còn có thể là phụ nữ được không.Tôi cần phải thử. Tôi điên lên vì hy vọng nhưng không sao kiềm chế bản thân, tôimuốn thử sống. MAROUANKhi Marouan vừa tròn năm tuổi cũng là lúc tôi ký nhận các tờ giấy đồng ý cho gia đìnhđã tiếp nhận chúng tôi nhận nó làm con nuôi. Tôi đã tiến bộ được đôi chút trong ngônngữ của họ – tôi vẫn chưa biết đọc, biết viết nhưng biết rõ những việc tôi đang làm.Đó không phải là một sự từ bỏ. Bố mẹ nuôi của tôi sẽ nuôi dạy thằng bé theo cách tốtnhất có thể. Được làm con của họ, nó sẽ được học hành tử tế, chỉ có họ mới giúp nótránh được quá khứ bất hạnh của tôi. Tôi hoàn toàn không có khả năng mang lại chonó sự ổn định, những điều kiện chăm sóc và học tập bình thường. Nhiều năm sau, tôivẫn cảm thấy có tội với nó vì đã lựa chọn như thế. Nhưng chính quyết định đó đã giúptôi xây dựng lại cuộc đời mà tôi không tin là tôi có thể có, nhưng vẫn luôn hy vọngtheo bản năng. Tôi không khỏi bật khóc khi giải thích những chuyện này. Suốt nhữngnăm qua, tôi đã muốn tự thuyết phục mình rằng tôi không đau đớn vì cuộc chia ly ấy.Nhưng tôi không quên được con tôi, nhất là một đứa con như thế.Tôi biết nó đang sống hạnh phúc và nó cũng biết tôi còn sống. Ở tuổi lên năm, nókhông thể không biết là nó có một người mẹ đẻ vì chúng tôi đã từng sống bên nhau ởnhà bố mẹ nuôi. Tôi không biết người t ...